Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nhân trong vùng về tầm quan trọng của việc kết hợ p hài hòa t ă ng

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 141 - 144)

T ăng trưởng kinh tế

4.2.2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nhân trong vùng về tầm quan trọng của việc kết hợ p hài hòa t ă ng

trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường

Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nhân vùng Bắc Trung bộ về tầm quan trọng của sự kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, Đảng ủy các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan cần học tập, triển khai tốt Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về "Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" cần thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất, làm tốt việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở các cấp học, ngành học, xây dựng và phát huy truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên. Cần nhận thấy rằng một trong những tồn tại lớn nhất trong phát triển bền vững tại Việt Nam nói chung, Bắc Trung bộ nói riêng là nhận thức về phát triển bền vững, về việc kết hợp tăng trưởng kinh tế - ổn định xã hội - bảo vệ môi trường trong hầu hết các cấp, các ngành, địa phương còn chưa thống nhất, gây ra sự nhầm lẫn, lúng túng trong chỉ đạo và thực hiện, làm giảm hiệu quả của các biện pháp và công cụ phát triển bền vững. Cụ thể, các chính sách kinh tế - xã hội chỉ mới chú trọng về các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, các chỉ tiêu về môi trường thường ít được nhắc tới hoặc nhắc tới một cách định tính, ít có sự kết hợp và lồng ghép vào các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác. Các chính sách về môi trường lại chỉ mới chú trọng tới việc đưa ra các giải pháp giải quyết sự cố môi trường, phục hồi hoặc cải thiện chất lượng môi trường mà chưa có định hướng nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định, lâu dài cho các ngành kinh tế, các cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát

triển của xã hội. Về cơ bản, trong tất cả các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - môi trường vùng Bắc Trung bộ, mối quan hệ hữu cơ giữa tăng trưởng kinh tế - ổn định xã hội - bảo vệ môi trường chưa được biểu hiện rõ ràng, từđó khó có thểđưa ra các giải pháp cụ thể, hiệu quả, đúng hướng.

Thứ hai, tăng cường giáo dục đạo đức sinh thái cho tất cả mọi đối tượng như cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nhân,... trong việc kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Đạo đức sinh thái là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nhờđó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình với môi trường sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội và với sự phát triển môi trường một cách bền vững, thể hiện sự tôn trọng của con người đối với môi trường tự nhiên. Đối với con người, đạo đức sinh thái vừa mang tính bắt buộc, vừa mang tính tự giác.

Môi trường sống và hành vi của con người gắn liền với môi trường xã hội - nhân văn. Do vậy, xây dựng đạo đức sinh thái phải gắn liền với xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng lối sống hài hòa với thiên nhiên của cộng đồng và xã hội. Xây dựng văn hóa nhằm hạn chế và xóa bỏ các thói quen, phong tục, tập quán mang tính truyền thống liên quan đến việc hủy hoại môi trường, gây ô nhiễm môi trường, những thói quen, phong tục tập quán tùy tiện, thiếu chuẩn mực của người tiểu nông trong ứng xử với môi trường tự nhiên. Chúng ta cần xây dựng một thói quen bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung cho tất cả mọi đối tượng như cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nhân. Bởi vì, các chủ thể con người, nhất là các doanh nhân của kinh tế nhà nước của kinh tế tư nhân nếu đạo đức nói chung, đạo đức sinh thái nói riêng, yếu kém thì không thể phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, không thể kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường được, thậm chí có thể đẩy xã hội vào phản phát triển. Do đó, đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nhân vùng Bắc Trung bộ cần được tăng cường tuyên truyền giáo dục để hình thành và thay đổi nhận thức, thái độứng xử với môi trường, đạo đức sinh thái; đưa vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái vào các văn bản pháp quy, các quy định

về bảo vệ môi trường của các cấp quản lý của vùng, của các tỉnh Bắc Trung bộ; tăng cường các hình thức xử phạt các hành vi vi phạm đạo đức môi trường nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung; tăng cường vai trò của dư luận xã hội đối với việc giáo dục đạo đức sinh thái ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay... Đạo đức sinh thái là yếu tố góp phần bảo vệ môi trường một cách bền vững và có hiệu quả lâu dài. Do vậy, việc xây dựng đạo đức sinh thái cho tất cả mọi đối tượng như cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nhân,.. là nhiệm vụ không thể thiếu được trong việc kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường của nước ta nói chung của vùng Bắc Trung Bộ nói riêng.

Thứ ba, tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho tất cả mọi đối tượng như cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nhân,... trong vùng về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển bền vững cũng như mối quan hệ hữu cơ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Trong đó, chú trọng đặc biệt tới bốn nhóm đối tượng: (1) Những người tham mưu, hoạch định chính sách - đóng vai trò quyết định trong việc đề xuất các chiến lược, chương trình, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội - môi trường tại địa phương; (2) Các chuyên gia phụ trách các công việc liên quan tới việc điều tra, đánh giá, cung cấp thông tin, soạn thảo các kế hoạch, phương án phát triển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường - đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhật những thông tin, kiến thức về phát triển bền vững, tác động tích cực tới việc đưa ra nhiều giải pháp hữu ích cho việc tuyên truyền nâng cao nhận thức; (3) Các doanh nghiệp, doanh nhân, những nhà sản xuất có hoạt động kinh doanh, sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế vùng, môi trường sống, môi sinh khu vực và việc làm; (4) Giới trẻ, lực lượng thanh, thiếu niên - những người chủ tương lai của đất nước, những người giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp nối những công việc, chủ trương phát triển bền vững trong tương lai.

Thứ tư, phối hợp liên ngành giữa các ngành, các tỉnh, thành phố, cơ quan thông tin báo chí trong việc đôn đốc, chỉ đạo thường xuyên hoặc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục thông tin về môi trường, giáo dục ý thức

bảo vệ môi trường trên nhiều loại hình phương tiện thông tin đại chúng. Cần phải coi nội dung bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng để phân loại, xếp hạng các doanh nghiệp và các cộng đồng dân cư, tổ chức, cơ quan, đoàn thể… Cần có nhiều biện pháp khuyến khích cũng như hình thức phạt, răn đe để đưa vấn đề bảo vệ môi trường trở thành phong trào thi đua rộng khắp, liên tục trong tất cả các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.

Thứ năm, trước khi xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, môi trường cần tiến hành tham vấn cộng đồng và công khai các thông tin nhằm tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng về các định hướng phát triển của địa phương, qua đó có thể xác định và sàng lọc được những điểm mạnh - yếu, thuận lợi - bất lợi về kinh tế - xã hội - môi trường của các dự án. Ngoài ra, việc công khai thông tin và tham vấn cộng đồng còn giúp tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và khu dân cư trong các vấn đề trực tiếp liên quan tới lợi ích của họ, liên quan tới môi trường của dự án… Trên cơ sởđó, tuyên truyền nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này.

Thứ sáu, tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể theo các thông tư liên tịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đoàn thể: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc… trong công tác, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các hội viên về vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển bền vững cũng như kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)