Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo được giải thích dựa trên lý thuyết về giá trị lao động. Tức là xem xét giá trị hoặc giá cả của sản phẩm chỉ dựa trên số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Điều đó chỉ đúng khi:
- Lao động là yếu tố duy nhất để sản xuất ra sản phẩm và
- Lao động là đồng nhất trong sản xuất ra tất cả các loại sản phẩm
Trên thực tế, lao động không phải là yếu tố duy nhất để tạo ra sản phẩm, vì bên cạnh lao động còn có vốn, kỹ thuật đất đai... Lao động cũng không phải đồng nhất mà có sự khác nhau rất lớn về kinh nghiệm, trình độ tay nghề, năng suất lao động... Như vậy, lý thuyết tính giá trị bằng lao động là không phù hợp với thực tế, cần bác bỏ. Như thế, cũng có nghĩa là cần phải bác bỏ sự giải thích của Ricardo về lợi thế so sánh nhưng không có nghĩa là bác bỏ chính quy luật lợi thế so sánh của ông. Vậy thì dựa vào đâu để giải thích quy luật lợi thế so sánh?
Vào năm 1936, Gottfried Haberler đã đưa ra một cách tiếp cận khác đó là dựa trên chi phí cơ hội để giải thích lợi thế so sánh.
a) Lợi thế so sánh xem xét từ góc độ chi phí cơ hội
- Chi phí cơ hội của một hàng hóa là số lượng các hàng hóa khác phải cắt giảm để có được thêm các tài nguyên để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa thứ nhất
22
Một quốc gia có chi phí cơ hội thấp trong việc sản xuất một loại hàng hóa nào đó thì họ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hóa đó và không có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hóa thứ 2.
- Một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm có chi phí cơ hội bé hơn và nhập khẩu sản phẩm có chi phí cơ hội lớn hơn. Tất cả các quốc gia đều có lợi
Tiếp ví dụ minh họa phía trên:
- Ở Mỹ, trong trường hợp không có mậu dịch, Mỹ phải dành 1h để sản xuất lúa mì để ăn. Trong 1h đó, Mỹ sản xuất được 6 lúa mì nhưng cũng đã bỏ lỡ cơ hội để sản xuất 4 vải. 6 lúa mì đổi lấy 4 vải, để tăng 1 lúa mỳ, phải hi sinh 4/6 vải chi phí cơ hội của lúa mì = 2/3
- Ở Anh, để tăng 1 lúa mỳ phải hi sinh 2 vải chi phí cơ hội của lúa mì = 2
Mỹ có lợi thế so sánh về lúa mì. Tương tự, Anh có lợi thế so sánh về vải b) Trong trường hợp chi phí cơ hội không đổi
Chi phí cơ hội không đổi là khi số lượng sản phẩm thứ hai hy sinh không đổi để gia tăng 1 đơn vị sản phẩm thứ nhất.
Tiếp ví dụ trên, một năm Mỹ sản xuất được 180 đơn vị lúa mì hoặc 120 đơn vị vải. Anh sản xuất được 60 đơn vị lúa mì hoặc 120 đơn vị vải.
Mỹ Anh
Lúa mỳ (W) Vải (C) Lúa mỳ (W) Vải (C)
180 0 60 0 150 20 50 20 120 40 40 40 90 60 30 60 60 80 20 80 30 100 10 100 0 120 0 120
- Sản xuất và tiêu dùng ở Mỹ và Anh trước khi xảy ra mậu dịch (đường tiêu dùng trùng với đường giới hạn khả năng sản xuất):
M ỗi điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện 1 cách kết hợp giữa vải và lúa mì mà mỗi quốc gia có thể sản xuất được. Những điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm không đạt được trong điều kiện nền kinh tế đóng. Tại A, Mỹ sản
C 120 6 0 O 60 90 120 180 A U S C 120 60 40 O 40 60 W A U K W
23
xuất được 60 vải, 90 lúa mì. Tại A’ Anh sản xuất được 40 vải 40 lúa mì. Giả sử đây là phương án tối ưu ở từng quốc gia.
Trong trường hợp không có trao đổi quốc tế thì mỗi quốc gia phải tiêu dùng tại mức trong nước sản xuất được. Đường tiêu dùng trùng với đường giới hạn khả năng sản xuất.
- Sản xuất và tiêu dùng ở Mỹ và Anh sau khi xảy ra mậu dịch:
Mỹ sẽ tập trung sản xuất lúa mì và sản xuất được 180W, 0C. Anh tập trung sản xuất vải và sản xuất được 120C, 0W.
Giá sử tỷ lệ trao đổi là: 70W = 70C,
Mỹ tiêu dùng tại E (110W; 70C), Anh tiêu dùng tại E’ (70W;120C).
So với A (90W;60C) và A’ (40W, 40C) thì Mỹ có lợi 20W, 10C và Anh có lợi 30W, 10C.
Giao thương giúp các quốc gia mở rộng khả năng sản xuất
Xét trên phạm vi toàn cầu, khi không giao thương, cả Mỹ và Anh chỉ tạo ra 100 vải và 130 lúa mì. Khi phân công sản xuất hợp lý, 2 nước này sản xuất ra 180 lúa mì và 120 vải, đóng góp được nhiều hơn cho nền kinh tế thế giới.