Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế đối ngoại ở Việt Nam, chúng ta cần có các giải pháp tổng thể từ cả Nhà nước và doanh nghiệp.
- Đối với Nhà nước, các giải pháp bao gồm việc xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế đối ngoại, ổn định môi trường kinh tế – chính trị – xã hội, phát triển quan hệ hữu nghị và giữ gìn hoà bình, đảm bảo các yếu tố luật pháp, thể chế, trình độ nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng cần phải tương xứng với mục tiêu đặt ra.
- Đối với doanh nghiệp, các giải pháp bao gồm thành lập và phát triển các tập đoàn kinh doanh mạnh, phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường quốc tế cũng như tạo lập các yếu tố về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực …
Sau đây, chúng ta sẽ tập trung phân tích các giải pháp có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới; đó là:
6.3.3.1. Thực hiện cải cách hành chính theo hướng gọn nhẹ và có hiệu lực
Giải pháp này đã được nhận thức rõ ràng và đang được thí nghiệm ở một số địa phương như TP Hồ Chí Minh (với cơ chế quản lý “một cửa” đối với hoạt động đầu tư nước ngoài). Kết quả thực hiện đã thể hiện rất rõ triển vọng thành công của giải pháp này, được đông đảo nhân dân ủng hộ, đặc biệt là giới doanh nghiệp; giúp tiết kiệm đáng kể chi phí, thời gian không cần thiết, giảm rõ nạn tiêu cực, quan liêu… Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu, trong thời gian tới, việc vận dụng mở rộng khắp cả nước có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo thống nhất và có định hướng rõ ràng của cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, và cả sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân.
112
6.3.3.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ, phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế
Đối với hệ thống luật pháp hiện nay, yêu cầu đặt ra là việc thông qua và ban hành luật phải kèm theo các văn bản dưới luật – các văn bản hướng dẫn thực hiện với mức độ cụ thể, chi tiết để có thể thi hành được. Đồng thời, phương pháp giáp dục tuyên truyền cần có những thay đổi phù hợp nhằm nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết và thi hành luật pháp (như: tăng cường hiệu quả việc học tập môn học giáo dục pháp luật ở các cấp nhà trường, mở các lớp đào tạo ngắn hạn đủ để nắm bắt những thông tin quan trọng nhất của những luật mới ban hành đến từng cấp cơ sở của các ngành, các địa phương,..). Việc thi hành pháp luật cần có sự trợ giúp của các cơ quan chức năng, của các trung tâm tư vấn và có sự kiểm soát chặt chẽ từ trên xuống, giảm thiểu tình trạng hiểu sai, áp dụng sai hoặc theo kiểu “phép vua thua lệ làng”. Việc ban hành luật đã khó nhưng việc áp dụng luật một cách nhất quán, đồng bộ, công minh còn khó hơn. Bởi vậy, vấn đề quan trọng là cần tăng cường pháp chế đi đôi với việc soạn thảo và ban hành hệ thống văn bản pháp luật, từ các cơ quan lập pháp đến hành pháp và tư pháp.
6.3.3.3. Xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội
Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay tuy đã có cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại của đất nước (phát triển thương mại và đầu tư quốc tế). Đó là do thiếu quy hoạch tổng thể, đồng thời những quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng bộ phận, từng vùng không được tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt nên vốn đầu tư nhiều khi không sử dụng hoàn toàn theo mục đích ban đầu, chất lượng công trình không đảm bảo, những vùng hoặc lĩnh vực cần ưu tiên không được thực hiện nghiêm túc. Chính vì vậy, việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cần phải có sự kiểm soát, chỉ đạo trực tiếp của chính phủ từ cấp trung ương đến địa phương và đến cơ sở thực hiện.
6.3.3.4. Bảo đảm việc đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ của người lao động
Trước hết, cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, đồng thời thực hiện cải cách cơ chế tuyển dụng nhân công – sử dụng người đúng mục đích, đúng năng lực. Bước đầu tiên cần khôi phục hệ thống các trường dạy nghề để đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động phổ thông. Nếu chỉ dựa vào khả năng trong nước thì mục tiêu đào tạo nghề phù hợp với thực tế và yêu cầu sử dụng khó có thể thực hiện được vì thiếu vốn đầu tư, thiếu những chuyên gia lành nghề, đặc biệt là những nghề đòi hỏi kỹ thuật cao như công nghệ hoá dầu, điện tử, lắp ráp ô tô… Một trong những cách tháo gỡ hiện nay là thực hiện mô hình liên doanh liên kết giữa các trường, các trung tâm dạy nghề của Việt Nam với các tổ chức hoặc công ty, tập đoàn quốc tế nhằm kết hợp được các yếu tố về vốn, con người, cơ sở vật chất, địa bàn giữa hai bên cùng đào tạo hay cùng sử dụng số học viên sau khi ra trường.
6.3.3.5. Xây dựng và hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại
Các dịch vụ này tuy chỉ mang tính chất hỗ trợ nhưng có vai trò không nhỏ đối với hiệu quả đạt được của các hoạt động kinh tế đối ngoại. Chẳng hạn như nhờ có trung tâm tư vấn pháp luật sẽ giúp cho các nhà kinh doanh, nhất là các nhà kinh doanh nước ngoài
113
khi đến Việt Nam gặp thuận lợi hơn khi tìm hiểu về luật pháp Việt Nam. Ngược lại, các nhà kinh doanh Việt Nam cũng dễ dàng hiểu được những thông lệ và luật pháp quốc tế với sự giúp đỡ của các trung tâm tư vấn, từ đó giảm thiểu những hành vi vi phạm pháp luật hoặc những quyết định sai lầm. Những trung tâm tư vấn thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho các đối tác bạn hàng tìm đến nhau và hiểu nhau nhanh chóng hơn, vừa tiết kiệm cả thời gian và chi phí, đồng thời có thể tìm được những đối tác tối ưu nhất cho hoạt động sản xuất – kinh doanh…
Ngoài một số các điều kiện đã nêu, để chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam thực hiện có hiệu quả cần thực hiện đồng thời các giải pháp khác như: cải cách các chính sách kinh tế cho phù hợp với yêu cầu đổi mới nền kinh tế cũng như xu thể phát triển của khu vực và thế giới; cải cách và phát triển hệ thống tổ chức ngân hàng – tài chính hiện đại hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi về vốn cũng như những giao dịch cho các nhà kinh doanh; cải tổ hệ thống doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp quốc doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của chúng.
6.3.3.6. Giải pháp về thu hút nguồn vốn từ bên ngoài
Mặc dù tích luỹ trong nước tăng đáng kể, nhu cầu tài trợ từ bên ngoài của Việt Nam vẫn lớn. Với mức tổng dư nợ nước ngoài cao và khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam trong trung hạn vẫn còn hạn chế, phần lớn nhu cầu về tài chính bên ngoài này cần phải ở dưới dạng nguồn vốn FDI và dưới dạng tài trợ với lãi suất ưu đãi.
Việt Nam đã và đang là một nước được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm vì chúng ta có một đội ngũ lao động siêng năng, cần cù. Việt Nam đã gia nhập ASEAN và WTO. Tuy nhiên, chúng ta không thể đảm bảo sẽ có một nguồn vốn FDI tăng đáng kể trong tình hình hiện nay với các diễn biến phức tạp trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, Việt Nam cần phải chú ý tháo gỡ các hạn chế về luật lệ và hành chính, nhất là về chế độ thương mại và đầu tư đang làm vướng mắc việc triển khai các dự án hướng về xuất khẩu. Nếu có cải cách một cách kiên quyết và triển khai nhanh chóng, môi trường quốc tế vẫn thuận lợi, luồng vốn FDI có thể chiếm đến trên 50% nhu cầu tài chính của Việt Nam. Nhưng nếu luồng FDI giảm xuống thấp hơn dự đoán mặc dù đã có nhiều cố gắng cải cách trong nước, Việt Nam cần chấp nhận một mức tăng trưởng nhanh bằng cách vay mượn với điều kiện không ưu đãi.
Trong khuôn khổ đẩy mạnh cải cách của mình, nguồn tài trợ phát triển chính thức ODA vẫn đóng một vai trò to lớn và quan trọng; Việt Nam vẫn cần có một nguồn ODA đáng kể để có thể đạt được các mục tiêu phát triển trung hạn.
Do nghĩa vụ trả nợ lớn, Việt Nam cần tiếp tục duy trì một chiến lược vay nợ thận trọng, kiểm soát chặt các khoản nợ nước ngoài, đặc biệt là các khoản nợ không ưu đãi. Gần đây, chính phủ muốn khai thác các nguồn vốn không ưu đãi nhằm hỗ trợ các mục tiêu tăng trưởng. Nhưng nỗ lực tăng tốc độ tăng trưởng thông qua việc tạo ra một khối lượng lớn về nợ không ưu đãi có thể sẽ gây phương hại đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Về trung hạn, chính phủ cần tiếp tục hạn chế các khoản vay nợ không ưu đãi của khu vực nhà nước nhằm đảm bảo sự nhất quán giữa nghĩa vụ trả nợ với các mục tiêu lạm phát,
114
thâm hụt ngân sách và cán cân thanh toán. Trong điều kiện đó, chính phủ cần xử lý thận trọng trong việc phát hành các trái phiếu quốc tế.
Chính phủ cũng cần tăng cường khả năng quản lý nợ nước ngoài. Hiện nay, cả hai khuôn khổ luật lệ và hành chính của việc quản lý nợ nước ngoài rất yếu kém. Các nghị định và quy định về quản lý nợ nước ngoài, nhất là Nghị định 58/CP cần phải được xem xét lại. Đồng thời, chính phủ cần tăng cường làm rõ hơn trách nhiệm hành chính trong việc quản lý nợ nước ngoài, thành lập một cơ chế phối hợp liên bộ cho việc quản lý nợ nước ngoài. Gần đây, chính phủ đã bắt đầu dự thảo một chương trình hoạt động cho quản lý nợ nước ngoài, gồm cả cải cách về luật và hành chính. Cần dành ưu tiêu cho việc hoàn thành kế hoạch hành động và triển khai kế hoạch này. Viện trợ kỹ thuật cho việc triển khai kế hoạch hành động này sẽ có vai trò quan trọng cho thành công của kế hoạch.
6.4. Một số giải pháp chủ yếu đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế