4.3.5.1. Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay (spot transactions)
a) Khái niệm:
Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là sau hai ngày làm việc (trừ ngày nghỉ cuối tuần và ngày nghỉ hàng tuần của các quốc gia tôn giáo vào thứ Sáu như Cô oét và A rập) kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ này diễn ra trên thị trường giao ngay, được thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay.
Tỷ giá giao ngay (spot rate): là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch. Tỷ giá giao ngay thường được niêm yết tại các ngân hàng thương mại hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền thanh và truyền hình.
VD: Công ty A mua 1.000.000 USD vào ngày thứ ba (07/08/2012) với thỏa thuận về tỷ giá và hình thức thanh toán. Sau đó 2 ngày, tức ngày thứ năm (09/08/2012), công ty A sẽ nhận được báo Có trên tài khoản số USD đó. Nếu ngày giao dịch không phải là thứ ba mà là thứ năm, thì đến ngày thứ hai của tuần sau đó, công ty mới nhận được tiền (do thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ cuối tuần).
b) Chi phí giao dịch:
Các ngân hàng thường không thu phí giao dịch mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch, bù đắp rủi ro và thu lợi nhuận.
Chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua thường được xác định như sau: Chênh lệch (%) = Tỷ giá bán – Tỷ giá mua x 100
Tỷ giá bán Ví dụ: ta có tỷ giá USD/VND = 15600 – 30
Phí giao dịch = (15630 - 15600)/ 15630 x 100 = 19% c)Cơ chế giao dịch:
Giả sử, một nhà nhập khẩu Mỹ cần 10.000 DEM để chi trả cho nhà xuất khẩu Đức. Sau khi liên hệ một ngân hàng và thỏa thuận tỷ giá ngân hàng, cách thức thanh toán, ngân hàng gửi cho nhà nhập khẩu bản hợp đồng bằng văn bản trong đó ghi rõ lượng ngoại tệ mua, số lượng USD phải chi trả theo tỷ giá thỏa thuận và hình thức thanh toán. Sau đó ngân hàng sẽ liên hệ với ngân hàng đại lý ở Mỹ để thực hiện thanh toán. Đến ngày thanh toán (sau hai ngày làm việc) ngân hàng sẽ ghi Nợ tài khoản nhà nhập khẩu trong khi ngân hàng đại lý ghi Có tài khoản nhà xuất khẩu.
4.3.5.2. Nghiệp vụ chuyển hối (arbitrate transactions)
a) Khái niệm:
Đây là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua hoạt động mua và bán.
77
Căn cứ vào số lượng thị trường tham gia vào quá trình mua bán, nghiệp vụ chuyển hối được chia ra làm 2 loại:
- Nghiệp vụ chuyển hối giản đơn (simple arbitration): là nghiệp vụ chuyển hối mà quá trình mua bán ngoại tệ được thực hiện qua 2 thị trường.
Ví dụ: Tại NewYork: GBP/USD = 1,6450 – 60; tại London: GBP/USD = 1,7525 – 35. Theo đó, người ta sẽ dùng USD để mua GBP ở thị trường New York sau đó đem bán lại GBP ở thị trường London để thu lại USD và thu được tiền lãi tạo ra bởi sự chênh lệch tỷ giá ở 2 thị trường.
- Nghiệp vụ chuyển hối phức tạp (complicative arbitration): đây là nghiệp vụ chuyển hối mà quá trình mua bán ngoại tệ được tiến hành từ 3 thị trường trở lên.
Ví dụ: Tại New York: GBP/USD = 1,9809 – 29; Tại Frankfurt: USD/DEM = 1,6077 – 97; Tại London: GBP/DEM = 3,1620 – 40. Theo đó, tỷ giá giữa GBP và DEM niêm yết thấp hơn ở thị trường London nên có cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá (giả sử chi phí giao dịch không đáng kể). Do đó, tại New York nhà kinh doanh bán USD đổi lấy DEM ở Frankfurt sau đó dùng số DEM này để mua GBP ở London và cuối cùng bán số GBP vừa mua được ở Newyork để lấy USD.
Trong điều kiện hiện nay, do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các phương tiện thông tin hiện đại đã làm cho các thị trường hối đoái trở nên thông suốt trên phạm vi toàn thế giới và nghiệp vụ chuyển hối không còn ý nghĩa lớn trong kinh doanh ngoại hối nữa.
4.3.5.3. Nghiệp vụ ngoại hối có kỳ hạn (forward exchange transactions)
a) Khái niệm:
Đây là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng. Tỷ giá thỏa thuận ở đây là tỷ giá có kỳ hạn (forward rate), tức là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng được xác định trước ở hiện tại.
b) Tỷ giá có kỳ hạn
Tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn có mối quan hệ với nhau. Nếu tỷ giá có kỳ hạn thấp hơn tỷ giá giao ngay hiện tại, có thể nhận xét rằng đồng ngoại tệ giảm giá so với đồng nội tệ. Nếu tỷ giá có kỳ hạn lớn hơn tỷ giá giao ngay, có thể nhận xét rằng đồng ngoại tệ tăng giá so với đồng nội tệ. Sự chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn phụ thuộc vào sự biến động của sức mua tiền tệ và tình hình mức lãi suất của nước có các đồng tiền đó.
Theo lý thuyết cân bằng lãi suất (interest rate parity – IRP) tỷ giá này có thể được xác định nếu dự đoán được sự tác động của lãi suất:
= × 1 + 1 + Trong đó: K = N/ 12
Ký hiệu:
F là tỷ giá có kỳ hạn S là tỷ giá giao ngay
78
id là lãi suất cho vay của đồng tiền định giá iy là lãi suất cho vay của đồng tiền yết giá K là hệ số thời hạn cho vay trong năm N là thời hạn vay
4.3.5.4. Nghiệp vụ hoán đổi (SWAP)
Khái niệm: là nghiệp vụ ngoại hối kết hợp giữa 2 nghiệp vụ ngoại hối giao ngay và nghiệp vụ ngoại hối có kỳ hạn để thu lãi, tức là thực hiện việc mua bán ngoại tệ xảy ra đồng thời ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng tiền nào đó ở một thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm xác định trong tương lai hoặc ngược lại. Ví dụ: Nhà xuất khẩu Mỹ nhận được 1000 USD vào ngày hôm nay và sẽ cần số tiền này sau 2 tháng nữa. Trong thời gian chờ đời 2 tháng, doanh nghiệp sẽ đầu tư toàn bộ số tiền này bằng GBP. Doanh nghiệp sẽ bán USD lấy GBP trên thị trường giao ngay vào ngày hôm nay và đồng thời mua lại USD bằng GPB trên thị trường giao dịch có kỳ hạn thời hạn 2 tháng. Tỷ giá hoán đổi là phần chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn.
Nghiệp vụ này không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn thực hiện việc bảo tồn ngân quỹ và cân bằng trạng thái hối đoái.
4.3.5.5. Nghiệp vụ ngoại hối tương lai (foreign exchange future operations)
Khái niệm: là nghiệp vụ tiến hành một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Tại đây các hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết thông qua môi giới.
Thị trường giao sau thực chất là thị trường có kỳ hạn có tính tiêu chuẩn hóa cao về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ. Chẳng hạn tại sở giao dịch Chicago chỉ cung cấp hợp đồng được mua bán trực tiếp USD với 7 loại ngoại tệ mạnh đó là FRF, GBP, CAD, DEM, JPY, CHF, AUD. Ngày thanh toán ấn định vào các ngày thứ ba, thứ tư của tháng ba, tháng sáu, tháng chín và tháng 12. Số lượng giao dịch cho mỗi hợp đồng quy định đối với từng đồng tiền, chẳng hạn với AUD là 100.000, với DEM là 125.000. Nếu khối lượng giao dịch nhiều thì phải ký hợp đồng và tổng khối lượng giao dịch chỉ có thể là bội số của khối lượng quy định cho mỗi hợp đồng, chẳng hạn với DEM là 125.000 hay 250.000.
Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao hơn hợp đồng có kỳ hạn vì các bên tham gia hợp đồng có thể bán hợp đồng khi thấy có lời cũng như có thể xóa bỏ hợp đồng nếu như thấy bất lợi. Khi bán hợp đồng hoặc xóa hợp đồng, hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch trị giá hợp đồng. Đặc điểm này khiến cho hầu hết các hợp đồng giao sau đều được thanh toán trước ngày hợp đồng đến hạn nên ít bị rủi ro.
Điều bắt buộc trong giao dịch giao sau là cả người mua hay bán hợp đồng phải tra phí môi giới và phải có một khoản ký quỹ trị giá khoảng 4% trị giá hợp đồng.
79
Khái niệm: là một loại giao dịch được thực hiện trên cơ sở hợp đồng quyền chọn mua (call option) hoặc quyền lựa chọn bán (put option) một số lượng ngoại tệ nhất định theo một giá quy định và việc thực hiện hợp đồng sẽ xảy ra trong tương lai.
Quyền chọn mua là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc mua một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước.
Quyền chọn bán là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người bán nó có quyền nhưng không bắt buộc bán một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước.
Cần phân biệt 2 kiểu hợp đồng quyền chọn:
- Hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ: cho phép người mua nó có quyền thực hiện hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn.
- Hợp đồng quyền chọn theo kiểu châu Âu: chỉ cho phép người mua nó thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã hết hạn.
Giá trị của quyền chọn phụ thuộc vào tỷ giá thực hiện, sự chênh lệch lãi suất, thời hạn hợp đồng và thông số biến động tỷ giá mong đợi.