Khu vực mậu dịch tự do các nước Bắc Mỹ được thành lập theo hiệp định ký kết ngày 12/8/1992 bao gồm 3 nước Mỹ, Canada và Mehico. Năm 1993, hiệp định NAFTA được quốc hội 3 nước thông qua gồm 5 chương trình và 20 điều khoản, chủ trương dần tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa 3 nước trong vòng 15 năm, gạt bỏ mọi trở ngại trong các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ và đầu tư, cho phép công dân các nước thành viên được tự do đi lại, mở ngân hàng, thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm... Khác với EU, NAFTA chỉ mở rộng cửa buôn bán giữa các nước thành viên bằng cách từ từ bãi bỏ hàng rào thuế quan chứ không tiến tới xóa bỏ biên giới quốc gia và không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ.
Một nhân tố quan trọng của thực hiện hiệp định là nguyên tắc xuất xứ NAFTA, khá phức tạp để xác định thế nào là một mặt hàng thực sự có xuất xứ của một hay 3 nước cùng tham gia sản xuất ra nó. Những nguyên tắc này càng phức tạp đối với hàng dệt. Nguyên tắc cơ bản là yarn-forward tức là về cơ bản, một mặt hàng phải được sản xuất từ khâu kéo sợi trở đi trong các nước NAFTA thì mới được gọi là xuất xứ của NAFTA.
Nhà xuất khẩu muốn được hưởng mức thuế của NAFTA thì phải điền một giấy chứng nhận xuất xứ NAFTA. Trong mẫu này có 6 tiêu chí để được công nhận là hàng xuất xứ NAFTA. Ngoài ra cũng có những quy định đặc biệt về ký mã hiệu nước xuất xứ của các nước NAFTA.
Hiệp định này cũng điều chỉnh hàng loạt các vấn đề khác như thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp. Có một số hiệp định bổ xung về tiêu chuẩn lao động và môi trường.
94