Một số lý thuyết về đầu tư quốc tế

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 47 - 51)

3.1.2.1. Lý thuyết lợi ích cận biên

Lý thuyết này được xây dựng đựa trên những giả định sau: - Thế giới có hai quốc gia: quốc gia 1 và quốc gia 2;

- Tổng vốn đầu tư của toàn thế giới được biển diễn trên hình vẽ là đoạn OO’ và vốn được di chuyển tự do giữa các quốc gia.

Với các giả định trên, hiệu quả của đầu tư quốc tế có thể biểu diễn được như hình vẽ 3.1:

Hình 3.1: Ảnh hưởng phúc lợi của đầu tư quốc tế

Trong đó:

OO’: tổng vốn đầu tư của thế giới

Oi O’i’: tương ứng là các trục biểu diễn giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm của vốn đầu tư ở quốc gia 1 và quốc gia 2

OA: vốn đầu tư của quốc gia 1 O’A: vống đầu tư của quốc gia 2

43

VMPK1 và VMPK2: hai đường biểu diễn giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm của quốc gia 1 và quốc gia 2 tương ứng với các mức vốn đầu tư khác nhau. Trong điều kiện cạnh tranh, giá trị đó biểu hiện thành lợi nhuận hoặc cổ tức của vốn đầu tư.

- Xét trường hợp toàn bộ vốn ở mỗi quốc gia được sử dụng để đầu tư trong nước: Đối với quốc gia 1: đầu tư toàn bộ vốn trong nước OA với mức lợi nhuận là OC. Khi đó giá trị tổng sản phẩm (được đo bằng diện tích phía dưới của đường giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm) là diên tích của hình OFGA. Trong đó phần diện tích của OCGA là giá trị sản phẩm tạo ra từ vốn đầu tư và phần còn lại là diện tích tam giác CFG là giá trị sản phẩm tạo ra từ các yếu tố phối hợp như đất đai và lao động.

Đối với quốc gia 2: đầu tư toàn bộ vốn trong nước O’A với mức lợi nhuận O’H. Tổng giá trị sản phẩm tạo ra là diện tích hình O’JMA, trong đó diện tích O’HMA là giá trị sản phẩm tạo ra từ vốn và phần còn lại là diện tích HJM: giá trị sản phẩm của các yếu tố phối hợp.

- Xét trường hợp vốn đầu tư di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia kia (có đầu tư quốc tế):

Khi đó hiệu quả vốn được xác định như sau:

Do lợi nhuận của vốn đầu tư ở quốc gia 2 (O’H) cao hơn quốc gia 1 (OC) nên phần AB của vốn đầu tư sẽ chuyển từ quốc gia 1 sang đầu tư ở quốc gia 2 và cân bằng ở mức lợi nhuận BE=ON=O’T. BE chính là mức tỷ suất lợi nhuận bình quân của hai quốc gia. Khi đó, tổng giá trị sản phẩm tạo ra bởi quốc gia 1 là diện tích của OFEB (thu nhập từ đầu tư trong nước) cộng với diện tích ABER (tổng lợi nhuận thu được nhờ đầu tư ra nước ngoài). Như vậy tổng thu nhập của quốc gia 1 là diện tích OFERA, trong đó diện tích ERG là phần thu nhập tăng thêm so với trước khi có đầu tư nước ngoài. Nhờ dòng đầu tư quốc tế di chuyển tự do, tổng giá trị sản phẩm tạo ra từ vốn ở quốc gia 1 tăng lên đến diên tích ONRA, còn tổng thu nhập từ các yếu tố phối hợp giảm xuống còn diện tích tam giác NFE.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài AB từ quốc gia 1 đổ vào quốc gia 2 làm cho tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư ở quốc gia này giảm tử O’H xuống còn O’T. Khi đó tổng giá trị sản phẩm của quốc gia 2 tăng từ diện tích O’JMA lên diện tích O’JEB. Tổng giá trị sản phẩm tăng thêm là diện tích ABEM, trong đó diện tích ABER là phần thu nhập thuộc về nhà đầu tư quốc gia 1, còn diện tích ERM là thu nhập lợi thực sự của quốc gia 2 nhờ có đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, tổng giá trị sản phẩm từ thu nhập tạo ra từ vốn đầu tư trong nước giảm từ diện tích O’HMA xuống còn diện tích O’TRA, còn thu nhập từ các yếu tố phối hợp tăng từ diện tích HJM lên diện tích TJE.

Qua phân tích trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng từ quan điểm coi thế giới là một tổng thể gồm hai quốc gia, đầu tư quốc tế làm cho tổng giá trị sản phẩm của toàn thế giới tăng lên. Như vậy đầu tư quốc tế đã góp phần tăng khả năng phân phối và hiệu quả các nguồn lực của từng quốc gia cũng như của toàn nền kinh tế thế giới.

3.1.2.2. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm

Lý thuyết này được S.Hrisch đưa ra đầu tiên và sau đó được R.Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966 trên cơ sở nghiên cứu các doanh nghiệp ở Mỹ. Lý

44

thuyết này cho thấy vai trò của phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hóa sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau.

Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn sản phẩm mới được sản xuất tại các nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác. Và theo kết quả này kết quả có thể là các sản phẩm này sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại các nước phát minh ra nó. Cụ thể vòng đời sản phẩm quốc tế của một sản phẩm qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi nhanh và được bán ở trong nước phát minh ra sản phẩm, sản xuất không đáng kể.

Một công ty phát minh và đưa sản phẩm ra thị trường một sản phẩm sáng tạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu đã phát hiện được trên thị trường nội địa ở các nước công nghiệp phát triển. Ban đầu công ty cần giám sát chặt chẽ xem sản phẩm có thỏa mãn nhu cầu của khách hàng không, vậy nên thông thường, sản phẩm được tiêu thụ ở nước phát minh ra sản phẩm. Quá trình sản xuất còn phức tạp, chủ yếu là sản xuất nhỏ. Ban đầu doanh nghiệp thường muốn tối thiểu hóa chi phí đầu tư nên chưa muốn mở rộng ra thị trường nước ngoài. Xuất khẩu trong giai đoạn này không đáng kể và chỉ xuất khẩu sang một số thị trường phát triển khác. Người tiêu dùng chú trọng đến chất lượng và độ tin cậy hơn là giá cả sản phẩm vì vậy sản phẩm có thể bán với giá cao.

Giai đoạn 2: Sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện, đầu tư quốc tế xuất hiện.

Các khách hàng đã thừa nhận giá trị của sản phẩm. Doanh nghiệp phát minh tăng năng suất, thậm chí có thể đầu tư xây dựng thêm nhà máy mới ở trong nước và bắt đầu suy nghĩ đến việc xuất khẩu sang thị trường khác, đặc biệt là các nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao như nước phát minh ra sản phẩm. Các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện vì thấy có khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận. Giá trở thành yếu tố quyết định của người tiêu dùng. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nước ngoài và đương đầu với cạnh tranh, doanh nghiệp phát minh ra sản phẩm tìm cách đầu tư sang các nước có nhu cầu sản phẩm cao để rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất và thị trường tiêu thụ nhằm giảm chi phí. Đầu tư quốc tế xuất hiện. Trong giai đoạn này nước phát minh ra sản phẩm vẫn giữ vai trò là nước xuất khẩu sản phẩm còn các nước khác vẫn là các nước nhập khẩu. Nhưng cần lưu ý rằng nhu cầu sản phẩm ở nước phát minh giảm dần vào giai đoạn cuối này, chỉ có nhu cầu ở nước ngoài tăng lên.

Giai đoạn 3: Sản phẩm và quy trình sản xuất được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa trở nên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh, đầu tư quốc tế tiếp tục phát triển.

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, giá trở thành công cụ quan trọng trong cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Doanh nghiệp phát minh ra sản phẩm tìm cách đầu tư trực tiếp sang các nước đang phát triển để tận dụng các lợi thế về chi phí đầu tư rẻ đặc biệt là chi

45

phí lao động. Nhiều nước xuất khẩu trong giai đoạn trước nay trở thành nhà đầu tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì sản phẩm sản xuất trong nước không còn cạnh tranh được với giá bán trên thị trường quốc tế.

3.1.2.3. Lý thuyết chiết trung

Lý thuyết chiết trung được Dunning đề xuất từ năm 1977 trên cơ sở kết hợp các giả thuyết về tổ chức doanh nghiệp, nội bộ hóa và lợi thế địa điểm để giải thích đầu tư quốc tế. Theo tác giả nên đầu tư ra nước ngoài khi cả ba yếu tố lợi thế địa điểm, lợi thế về sở hữu và lợi thế về nội hóa được thỏa mãn.

a) Lợi thế về địa điểm

Doanh nghiệp sẽ chỉ tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài khi hoạt động này có lợi hơn hoạt động đầu tư trong nước nhờ các điều kiện sản xuất thuận lợi (lao động rẻ hơn, nhiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu hơn…). Động cơ di chuyển đầu tư ra nước ngoài là sử dụng lợi thế riêng của doanh nghiệp cùng với các yếu tố bên ngoài. Thông qua các yếu tố này (ví dụ như lao động, đất đai), doanh nghiệp có thể khai thác hiệu quả các lợi thế về quyền sở hữu để có được thu nhập cao hơn. Lợi thế địa điểm của nhiều nước là yếu tố quan trọng trong việc xác định điểm đến của chủ đầu tư.

b) Lợi thế về sở hữu

Một doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh ở nước ngoài phải trả những chi phí phụ trội so với đối thủ cạnh tranh trong nước. Chí phí phụ trội này có thể do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, thể chế; thiếu hiểu biết về thị trường nội địa. Vì vậy để có thể tồn tại được ở thị trường nước ngoài, doanh nghiệp phải tìm cách để có được thu nhập cao hơn hoặc chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm bù đắp về chi phí phụ trội. Muốn làm điều này doanh nghiệp phải sở hữu một hoặc một số lợi thế cạnh tranh đặc biệt gọi là lợi thế về quyền sở hữu. Doanh nghiệp sở hữu lợi thế này chẳng hạn như nhãn hiệu sản phẩm, bản quyền công nghệ… một cách độc quyền và có thể khai thác chúng ở nước ngoài và sẽ có được thu nhập cận biên cao hơn hoặc chi phí cận biên thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.

c) Lợi thế về nội hóa

Đầu tư ra nước ngoài sẽ được sử dụng để thay thế các giao dịch trên thị trường bằng các giao dịch nội bộ khi các nhà đầu tư thấy các giao dịch nội bộ sẽ ít tốn kém, an toàn hơn các giao dịch ở thị trường bên ngoài. Điều này thường xảy ra do sự không hoàn hảo của thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất.

Sự không hoàn hảo của thị trường xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chủ yếu, đó là yếu kém tự nhiên và yếu kém về cơ cấu thị trường. Những yếu kém tự nhiên của thị trường bắt nguồn từ sự yếu kém hoặc thiếu các thị trường tư nhân; những yếu kém này nảy sinh một cách tự nhiên trong quá trình hình thành thị trường như thiếu một thị trường trí thức, sự tồn tại các chi phí giao dịch cao trên thị trường nước ngoài, những yếu kém trong cơ cấu thị trường như thuế quan, hạn ngạch, các chính sách thuế…

Như vậy, khi thị trường bên ngoài không hoàn hảo, lợi thế nội hóa sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí và khắc phục được những rào cản, rủi ro như rào cản thuế quan, phi thuế quan… Chính các lợi thế nội hóa giúp cho doanh nghiệp tiến hành hoạt

46

động kinh doanh đồng bộ và hoàn chỉnh, sản xuất ở nhiều quốc gia và sử dụng thương mại trong nội bộ công nghiệp để lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố vô hình giữa các chi nhánh của chúng.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)