Một số lý thuyết mới về thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 32 - 34)

2.2.7.1. Mô hình kim cương của Michael Porter:

Mô hình Porter tiên đoán rằng các quốc gia xuất khẩu những hàng hóa có ưu thế theo 4 đỉnh của viên kim cương và nhập khẩu những hàng hóa khác

GIÁ CẢ HÀNG HÓA

Công nghệ

Cung về yếu tố

Sở thích Phân phối theo sở hữu về yếu tố của sản xuất Nhu cầu về hàng hoá cuối cùng

Nhu cầu dẫn xuất về yếu tố Giá cả các yếu tố

28

Hình 2.2: Mô hình kim cương của Michael Porter

- Nhu cầu thị trường:

Nhu cầu thị trường sẽ quyết định các doanh nghiệp sản xuất cái gì và như thế nào. Những doanh nghiệp đáp ứng được cầu thị trường sẽ có lợi thế trong cạnh tranh rất lớn.

Nhu cầu nội địa cao cấp sẽ đặt ra chuẩn mực buộc các DN phải liên tục cải tiến chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh

- Các yếu tố sản xuất

Các yếu tố sản xuất bao gồm tất cả các các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như: lao động, vốn, đất, nguyên vật liệu …. Những nền kinh tế nắm giữ những yếu tố này với chi phí thấp sẽ chiếm lợi thế cạnh tranh.

- Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ

Một ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ. Ngược lại các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ phát triển sẽ giúp ngành công nghiệp then chốt có lợi thế cạnh tranh.

- Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty

Những yếu tố nội tại, bên trong của các doanh nghiệp của một quốc gia cũng góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế nước này. Những quốc gia có đội ngũ doanh nhân năng động, tài ba sẽ nâng cao vị thế kinh tế của quốc gia này. Khi một công ty có chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh trong ngành trên thị trường nội địa; cạnh tranh nội địa tạo sức ép đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để cuối cùng sẽ tạo ra những đối thủ cạnh tranh tầm cỡ thế giới.

2.2.7.2. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm

Sản phẩm từ lúc được phát minh ra sẽ trải qua nhiều giai đoạn trong quá trình phát triển của nó. Và lợi thế so sánh của một nước về sản phẩm đó thay đổi khi các sản phẩm ở vào các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của mình.

Lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm xem xét khả năng xuất khẩu tiềm tàng của sản phẩm gắn liền với 4 pha trong chu kỳ sống của nó:

- Giai đoạn đổi mới sản phẩm: giai đoạn sản phẩm mới được sản xuất và giới thiệu. sản phẩm mới chỉ được sản xuất và bán ra trong nước, chưa có xuất khẩu.

- Giai đoạn tăng trưởng sản phẩm: nhu cầu về sản phẩm ở nước ngoài bắt đầu xuất hiện và tăng lên  tăng xuất khẩu.

29

- Giai đoạn chín muồi bão hòa: giảm xuất khẩu vì các hãng ở nước ngoài bắt đầu tự sản xuất để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước của họ.

- Giai đoạn suy giảm triệt tiêu: chính nước phát minh ra sản phẩm lại trở thành nước nhập khẩu trở lại sản phẩm đó khi giá thành sản phẩm tại nước ngoài giảm xuống.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)