4.4.1.1. Khái niệm:
Ngày nay, sự hợp tác và tham gia vào phân công lao động quốc tế tăng lên nhanh chóng làm cho sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia phát triển, hình thành các mối liên hệ kinh tế chặt chẽ, tiến tới hình thành một thị trường thế giới thống nhất. Trên cơ sở các mối quan hệ kinh tế giữa các nước, các mối quan hệ về chính trị và văn hoá giữa các nước cũng ngày càng phát triển. Những mối quan hệ thường xuyên về kinh tế, chính trị và văn hoá giữa các quốc gia đã làm nảy sinh những quyền lợi và nghĩa vụ của nước này đối với nước khác. Việc thanh toán quốc tế giữa các nước được phản ánh vào cán cân thanh toán của mỗi nước.
Cán cân thanh toán quốc tế (overall balance of payment) là một bảng kết toán tóm tắt tất cả mọi hoạt động giao dịch kinh tế- tài chính giữa một nước với các nước khác trên thế giới trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Hay đó chính là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền mà nước ngoài trả cho một nước và những khoản tiền mà nước đó trả cho nước ngoài trong một thời gian nhất định.
Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF: “Cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) là một bảng thống kê cho một thời kỳ nhất định trình bày:
- Các luồng trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thu nhập giữa nền kinh tế trong nước với thế giới bên ngoài.
- Những thay đổi về quyền sở hữu và những thay đổi khác về vàng, quyền vay vốn đặc biệt (SDR) trong nền kinh tế, những khoản có và những khoản nợ nước đó với các nước khác trên thế giới.
- Những khoản chuyển tiền không phải bồi hoàn và những khoản thu nhập tương ứng cần phải được cân bằng”.
80
Cán cân thanh toán quốc tế thường được chia thành 2 loại: cán cân thanh toán trong một thời kỳ nhất định và cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định.
- Cán cân thanh toán trong một thời kỳ nhất định là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền mà nước ngoài thực tế trả và những khoản tiền mà nước mình thực tế đã trả nước ngoài trong một thời kỳ nào đó (tháng, năm). Như vậy, cán cân thanh toán quốc tế loại này chỉ phản ánh thực tế những khoản tiền đã thu và chi của một nước với nước ngoài trong thời hạn đã qua.
- Cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền đã và sẽ thu và chi vào một thời điểm nào đó (ngày…). Như vậy, tất cả những khoản nợ nước ngoài và khoản nước ngoài nợ mà thời hạn trả tiền rơi đúng vào ngày đó của cán cân thanh toán thì đều được phản ánh vào cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định. Chính vì vậy, tình hình của cán cân thanh toán loại này phản ánh tình hình thu chi sắp xảy ra của một nước này đối với nước khác, do đó tình hình của cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Cán cân thanh toán quốc tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống cán cân của các nước. Tình trạng của nó sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, đến tình hình ngoại hối của các nước và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một nước, trước hết là đến ngoại thương.
Thu vượt chi của cán cân thanh toán quốc tế gọi là dư thừa, chi vượt thu gọi là thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế.
Thanh toán cuối cùng khoản thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế thường được thực hiện bằng xuất vàng. Trong trường hợp này, vàng đóng vai trò là tiền tệ thế giới, tức là làm phương tiện thanh toán chung trên thế giới. Tuy nhiên trong năm, các khoản thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế thường được trang trải bằng tín dụng. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường chừng nào vàng là phương tiện cuối cùng cân bằng cán cân thanh toán quốc tế thì việc xuất siêu vàng trong giai đoạn nào đó được coi là một mặt biểu hiện của tình hình thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế, ngược lại là dư thừa của cán cân thanh toán quốc tế. Nhưng không phải bất cứ việc xuất nhập khẩu vàng nào cũng có thể coi là mặt biểu hiện của sự dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế, mà chỉ khi nào vàng được xuất nhập khẩu với tư cách là phương tiện thanh toán, chứ không phải là hàng hoá thông thường.
4.4.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng cán cân thanh toán quốc tế
a) Nguyên tắc ghi nợ và ghi có:
Ghi có tức là phản ánh số dương trong cán cân thanh toán (phản ánh số lượng ngoại tệ tăng lên) và ghi nợ là phản ánh số âm trong cán cân thanh toán (phản ánh số lượng ngoại tệ giảm xuống). Bên Có (credit) phản ánh các khoản thu tiền từ người nước ngoài, ký hiệu âm (-) trong cán cân thanh toán. Bên Nợ (debit) phản ánh các khoản tiền ra thanh toán cho người nước ngoài, ký hiệu dương (+) trong cán cân thanh toán. Như vậy, xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, quà cáp nhận từ người nước ngoài và vốn đầu tư vào trong nước được phản ánh vào bên Có (+), bởi vì nó liên quan đến việc thu tiền từ người nước ngoài.
81
Mặt khác, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, chuyển quà cáp ra ngoài nước và đầu tư ra bên ngoài được phản ánh vào bên Nợ (-) của cán cân thanh toán vì nó liên quan đến việc thanh toán cho người nước ngoài.
Vốn đầu tư vào trong nước (capital inflow) có thể tồn tại dưới hai hình thức: một là, nguồn vốn chạy vào trong nước làm tăng tài sản nước ngoài ở trong nước mình. Ví dụ: công dân Nhật Bản mua cổ phiếu ở Việt Nam sẽ làm tăng tài sản của người Nhật ở Việt Nam và nguồn vốn chạy vào Việt Nam này sẽ được ghi vào bên Có (+) của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Hai là, nguồn vốn chạy vào trong nước làm giảm tài sản nước ngoài ở trong nước mình. Ví dụ: công dân Việt Nam bán cổ phiếu ngoại quốc (ví dụ như cổ phiếu công ty Nhật Bản phát hành) cho người nước khác, do đó làm giảm tài sản của Việt Nam ở nước ngoài, thu hồi vốn về trong nước. Nguồn vốn thu hồi này được ghi vào bên Có (+) của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Vốn đầu tư ra bên ngoài (capital outflow) có thể tồn tại dưới hai hình thức: hoặc là, làm tăng tài sản của nước mình ở nước ngoài hoặc là làm giảm tài sản nước ngoài ở trong nước mình, bởi vì nó có liên quan đến việc thanh toán cho người nước ngoài. Nguồn vốn thanh toán này được ghi vào bên Nợ (-) của cán cân thanh toán quốc tế. b) Nguyên tắc ghi sổ kép (còn gọi là bút toán kép):
Mọi giao dịch phát sinh ghi có đều phải được cân bằng lại bằng cách ghi nợ vào một mục khác tương ứng và ngược lại. Do đó, tổng số cân bằng của các hạng mục trong cán cân thanh toán phải bằng 0.
VD1: Công ty A xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, trị giá 500.000 USD, thì ghi:
Xuất khẩu hàng hoá sẽ được ghi vào bên Có (+), bởi vì nó liên quan đến việc thu tiền thanh toán từ người nước ngoài. Người Mỹ ra lệnh trích tiền từ tài khoản của họ mở ở Việt Nam để trả cho công ty A, do đó làm cho tài khoản của Mỹ ở Việt Nam giảm 500.000 USD. Nguồn vốn của họ chảy ra làm giảm tài sản của Mỹ ở Việt Nam, do đó phải ghi vào bên Nợ (-).
Nợ (-) Có (+)
Xuất khẩu hàng hoá
Nguồn vốn ngắn hạn chạy ra 500.000 USD
500.000 USD VD2: Một công dân Việt Nam đi du lịch tại Nhật Bản chi ăn ở khách sạn hết 20.000 JPY thì được ghi vào bên Nợ (-), vì giao dịch này giống như giao dịch nhập khẩu hàng hoá, nó tạo ra nghĩa vụ phải thanh toán cho người nước ngoài. Đồng thời, cũng hiểu rằng nó phát sinh một khoản nợ ngắn hạn đối với người nước ngoài, tức là làm tăng tài sản ngoại quốc ở Việt Nam, do đó ghi vào bên Có (+) của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Nợ (-) Có (+)
Chi du lịch ở nước ngoài
Nguồn vốn ngắn hạn chạy vào 20.000 JPY
20.000 JPY VD3: Một công ty Việt Nam mua cổ phiếu của Mỹ 400.000 USD, do đó đã làm tăng tài sản của Việt Nam ở Mỹ, nên phải được ghi vào bên Nợ (-) trong hạng mục
82
nguồn vốn dài hạn đầu tư ra bên ngoài. Việc thanh toán cổ phiếu Mỹ được coi như hành vi thương mại vì thế làm phát sinh nghĩa vụ phải thanh toán cho người Việt Nam, do vậy được ghi vào bên Có (+) trong hạmg mục vốn ngắn hạn chảy vào Việt Nam của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Nợ (-) Có (+)
Nguồn vốn ngắn hạn chạy ra Nguồn vốn ngắn hạn chạy vào
400.000 USD
400.000 USD
4.4.1.3. Nội dung của cán cân thanh toán:
Thông thường có 4 hạng mục thường xuyên trong CCTTQT:
- Hạng mục thường xuyên (tài khoản vãng lai hay cán cân thanh toán vãng lai
– current balance of payment): ghi lại các luồng chảy của hàng hoá, dịch vụ và chuyển dịch thanh toán giữa một nước với các nước khác. Hạng mục thường xuyên bao gồm các khoản giao dịch:
+ Xuất nhập khẩu hàng hoá, hay còn gọi là cán cân thương mại (balance of trade). + Du lịch.
+ Giao thông vận tải và viễn thông bưu điện.
+ Lợi tức, cổ tức, trái tức và các khoản thu nhập khác phát sinh từ hoạt động đầu tư.
+ Quà cáp, biếu tặng…
+ Các dịch vụ khác (bảo hiểm…).
+ Các chi tiêu của Chính phủ ở nước ngoài như chi phí quân sự, ngoại giao, xã hội.
+ Các khoản tài trợ, viện trợ tài chính của Chính phủ.
- Hạng mục vốn: ghi chép những thay đổi về tài sản của một nước ở nước ngoài và tài sản của nước ngoài ở trong nước trừ các khoản dự trữ chính thức, tức là ghi lại các hoạt động cho vay và đầu tư của các tổ chức và cá nhân. Hạng mục vốn cũng được gọi là cán cân di chuyển vốn và tín dụng (The capital account balance). Hạng mục vốn gồm có hai giao dịch chủ yếu:
+ Đầu tư trực tiếp
+ Hoạt động tín dụng ngắn và dài hạn đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Cán cân vốn gọi là dư thừa, nếu vốn thu về lớn hơn chi ra (net capital inflow). Ngược lại, ta gọi là cán cân vốn thiếu hụt, tức là vốn chảy ra nhiều hơn vốn thu về của một nước (net capital outflow). Nếu tổng cán cân thanh toán vãng lai và cán cân vốn và tín dụng là một số dương, thì gọi là cán cân thanh toán dư thừa (surplus), ngược lại, nếu là một số âm, thì gọi là cán cân thanh toán thiếu hụt (deficit).
- Hạng mục các nguồn dự trữ chính thức: ghi chép sự thay đổi về tài sản dự trữ chính thức của một nước và sự thay đổi tài sản dự trữ chính thức của các chủ thể nước ngoài ở nước đó. Dự trữ chính thức của một nước bao gồm dự trữ về vàng của các tổ chức tiền tệ chính thức của nước đó, lượng SDR được phân bổ giữa các nước thành viên căn cứ vào mức độ quan trọng của chúng đối với hoạt động thương mại quốc tế, dự trữ
83
của nước đó trong IMF và dự trữ ngoại tệ chính thức của đất nước. Khoản mục dữ trữ chính thức nhằm điều chỉnh các chênh lệch nên thường được gọi là khoản mục của các giao dịch điều chỉnh. Do đó, cân đối tài khoản dự trữ chính thức còn được gọi là cán cân quyết toán chính thức. Cân đối tài khoản dự trữ chính thức cho biết mức độ thâm hụt hoặc thặng dư của cán cân thanh toán dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
- Hạng mục sai sót thống kê (hạng mục chênh lệch – discrepancy): Quá trình hạch toán cán cân thanh toán thường xảy ra tình trạng giữa các nước có sự khác nhau về hệ thống hạch toán dẫn đến tình trạng sai lệch số liệu. Mặt khác xuất hiện tình trạng bỏ sót các giao dịch trong quá trình hạch toán. Những giao dịch kinh tế ngầm, việc chuyển dịch vốn giữa các nước do buôn lậu, gian lận thương mại hoặc việc mua bán các loại hàng hoá phạm pháp cũng là nguyên nhân làm cho cán cân thanh toán không cân bằng. Do đó, khoản mục sai sót và bỏ sót này sẽ nhằm điều chỉnh các chênh lệch trên.
Hình 4.3: Sơ đồ cán cân thanh toán quốc tế:
CÁC HẠNG MỤC NỢ CÓ
I. Hạng mục thường xuyên:
1. Các hàng hoá nhập và xuất khẩu: 2. Các hoạt động dịch vụ
Cân bằng về hàng hoá và dịch vụ
3. Chuyển dịch thanh toán
- Từ trong nước ra nước ngoài - Từ nước ngoài vào trong nước Cân bằng về hạng mục thường xuyên
II. Hạng mục vốn:
1. Vốn đầu tư trực tiếp
- Từ trong nước ra nước ngoài - Từ nước ngoài vào trong nước
2. Vốn đầu tư gián tiếp
- Từ trong nước ra nước ngoài - Từ nước ngoài vào trong nước
3. Vốn cho vay ngắn hạn
- Cho nước ngoài vay - Vay của nước ngoài Cân bằng về hạng mục vốn
III. Hạng mục các nguồn dự trữ chính thức:
1. Xuất hoặc nhập khẩu vàng (số dư còn lại)
2. Mức tăng hoặc giảm của trao đổi ngoại tệ (số dư còn lại) 3. Mức tăng hoặc giảm của các khoản vay nước ngoài (số
dư còn lại)
84