Tổ chức thương mại thế giới WTO

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 101 - 105)

5.3.4.1. Mục tiệu hoạt động và chức năng của WTO

WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo việm làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:

- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;

- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;

- Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.

WTO thực hiện 5 chức năng sau:

- Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.

- Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.

- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thiứch Hiệp định WTO và các hiệp định thuơng mại đa phương và nhiều bên.

- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO,

97

Hiệp định thành lập WTO (phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.

- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong viêc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.

5.3.4.2. Các nguyên tắc pháp lý của WTO

Về phương diện pháp lý, Định ước cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay ký ngày 15-4-1999 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về dung lượng, các hiệp định được ký tại Marraakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong đó riêng 500 trang quy dịnh về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung của các nước thành viên như sau:

- Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới; - 20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá;

- 4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, kiểm điểm chính sách thương mại;

- 4 hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm của chính phủ, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò;

- 23 tuyên bố (declaration) và quyết định (decision) liên quan đến một số vấn đề chưa đạt được thoả thuận trong Vòng đàm phán Uruguay.

Tổ chức Thương mại Thế giới được xây dựng trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng là: tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.

5.3.4.3. Cơ cấu tổ chức của WTO

WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp:

1. Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making power) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại;

2. Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS, và Hội đồng TRIPS;

3. Cuối cùng là Cơ quan thực hiện chức năng hành chính - thư ký là Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO.

5.3.5. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooporation forum - APEC) được thành lập năm 1989 trong bối cảnh sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia và các khu vực trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau, dẫn đến có nhu cầu đẩy mạnh và mở rộng sự hợp tác kinh tế với nhau. Đến nay, APEC đã có 21 nền kinh tế thành viên với khoảng 2,5 tỷ dân; 19.000 tỷ đô la Mỹ GDP mỗi năm và chiếm 47% thương mại thế giới (xem bảng 1). APEC bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất thế giới: khu vực Đông Á và khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa.

98

5.3.5.1. Mục tiêu phát triển

Tuyên bố Seoul 1991 của APEC đề ra 4 mục tiêu phát triển trong APEC là: - Duy trì tăng trưởng và phát triển, vì lợi ích chung của nhân dân các nền kinh tế trong khu vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế thế giới.

- Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ.

- Xây dựng và tăng cường hệ thống thương mại đa phương, vì lợi ích của Châu Á- Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.

- Giảm dần những rào cản đối với thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa các nền kinh tế thành viên phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và không có hại đối với các nền kinh tế khác.

- Tuyên bố Bogor 1994 xác định mục tiêu của APEC là: Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư tại Châu Á-Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển vào năm 2020.

Mục tiêu của APEC tập trung vào 3 trụ cột:

- Tạo ra những thuận lợi cho tiến trình tự do thương mại và đầu tư;

- Giúp thúc đẩy thương mại thông qua việc cải tiến các luật lệ thương mại, phá bỏ dần các rào cản thương mại;

- Hợp tác trong các vấn đề kinh tế và kỹ thuật.

Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, các hoạt động hợp tác trong APEC được điều chỉnh linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với bối cảnh tình hình và đáp ứng lợi ích của tất cả các nền kinh tế thành viên.

5.3.5.2. Nguyên tắc hoạt động:

- Cùng có lợi: Do tính đa dạng của các nền kinh tế trong APEC về chính trị, văn hoá và kinh tế, nên quá trình hợp tác phải bảo đảm cho tất cả các nền kinh tế APEC, bất kể sự chênh lệch về mức độ phát triển, đều có lợi.

- Nguyên tắc đồng thuận (Consensus): Tất cả các cam kết của APEC phải dựa trên sự nhất trí của các thành viên.

- Nguyên tắc tự nguyện: Tất cả các cam kết của các thành viên APEC đều dựa trên cơ sở tự nguyện. Cùng với nguyên tắc đồng thuận, đây là nguyên tắc khiến cho APEC trở nên khác với WTO. Tất cả chương trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại của APEC không diễn ra trên bàn đàm phán mà do các nước tự nguyện đưa ra.

- Phù hợp với nguyên tắc của WTO/GATT. APEC cam kết thực hiện chế độ thương mại đa phương của WTO và không phải là một liên minh thuế quan, một khu vực tự do thương mại như NAFTA, AFTA.

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1: Trình bày tác động tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu dịch trong liên minh thuế quan

Câu 2: Đánh giá tác động của liên kết kinh tế so với thương mại tự do cũng như thương mại có thuế quan.

99

Câu 3: Phân tích những cơ hội, thách thức đặt ra đối với nền kinh tế khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Câu 4: Đánh giá sự tác động của WTO đối với các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

100

CHƯƠNG VI: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Chương 6 nghiên cứu những vấn đề chung về hội nhập kinh tế quốc tế và các nguồn lực để phát triển quan hệ kinh tế quốc tế. Đồng thời, nghiên cứu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đánh giá những cơ hội, thách thức mà hội nhập mang lại và đưa ra các giải pháp để Việt Nam hội nhập thành công.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)