Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 57)

Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, có các hình thức FDI tại Việt Nam như sau:

- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh:Hợp đồng hợp tác

kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới

- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước

ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp; chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn pháp định. Theo pháp luật Việt Nam, phần góp vốn pháp định của bên nước ngoài không bị hạn chế về mức cao nhất như một số nước khác nhưng không được ít hơn 30% vốn pháp định. Đối với một số cơ sở sản xuất quan trọng do chính phủ quyết định, các bên thoả thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam trong liên doanh.

- Doanh nghiệp 100% vốn của nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật của nước sở tại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối với những cơ sở quan trọng do chính phủ quyết định, doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thoả thuận với chủ doanh nghiệp mua lại phần vốn của doanh nghiệp để chuyển thành doanh nghiệp liên doanh

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Chính phủ nước sở tại còn lập ra các khu vực ưu đãi đầu tư trong lãnh thổ nước mình như: Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế hoặc là áp dụng các hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (B.O.T), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (B.T.O), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (B.T)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)