Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 107 - 108)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố dân số Việt Nam là 87 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới về dân số. Theo tính toán của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, đến giữa thế kỷ XXI, dân số Việt Nam có thể đạt ngưỡng 100 triệu người. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là 75.

Thế mạnh của người lao động Việt Nam là thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh chóng khoa học – công nghệ mới, có khả năng thích ứng với những tình huống phức tạp. Người Việt Nam còn có truyền thống cần cù với nền tảng văn hoá lâu đời và một nền giáo dục phổ cập rộng rãi. Giá nhân công thấp cũng được coi là lợi thế của nước ta trong sự phân công lao động quốc tế. Nhưng người Việt Nam cũng có nhiều hạn chế như tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp, tính tự do, tản mạn, ý chí vươn lên chưa cao bắt nguồn từ lịch sử, từ đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp.

Tốc độ tăng dân số cao là một trong những vấn đề đang gây sức ép lớn đối với việc làm và đời sống của nhân dân. Những hạn chế về thể lực, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, những dấu ấn của cơ chế cũ, những thói quen của một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp độ phát triển kinh tế và việc tham gia vào sự phân cộng lao động quốc tế của nước ta.

Xét một cách toàn diện, ta có thể khẳng định nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất và là lợi thế lớn nhất của nước ta trong sự trao đổi và phân công lao động quốc tế. Tiềm năng trong lĩnh vực này của nước ta chưa được khai thác có hiệu quả, đặc

103

biệt là trí tuệ – một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và mở rộng kinh tế đối ngoại. Mặt khác, những hạn chế và khuyết điểm nói trên đều có khả năng khắc phục được.

Nguồn nhân lực và yếu tố con người chỉ có thể trở thành thế mạnh trong kinh tế đối ngoại khi chúng ta phát huy được những mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, sự phát triển các sản phẩm có công nghệ cao và dịch vụ là những lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao thì càng cần phải tăng cường sự hợp tác kinh tế và khoa học – công nghệ với nước ngoài.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)