Vị trí địa lý thuận lợi

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 113 - 114)

Việt Nam nằm trên báo đảo gần trung tâm Đông Nam Á, có diện tích đất liền gần 330.000 km2; phần nội thuỷ và lãnh hải với bờ biển rộng khoảng 226.000 km2; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng khoảng 1.000.000 km2, trên đó có 2.779 hòn đảo lớn nhỏ đã được khảo sát, diện tích các đảo tổng cộng hơn 1.509 km2, trong đó có 3 hòn đảo có diện tích trên 100 km2 và 23 hòn đảo có diện tích trên 10 km2. Mỗi hòn đảo lại có phần nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.

Nước ta nằm ở lục địa châu Á, tiếp giáp với bờ Đông và bờ Nam của lục địa này. Với vị trí địa lý như vậy, nước ta tiếp nhận cả hai luồng di cư động vật, thực vật từ Trung Hoa xuống, từ Ấn Độ sang, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước Đông Nam Á với những cảng quốc tế trên những tuyến hàng hải quan trọng từ Đông sang Tây và ngược lại; là điểm tiếp giáp với các tuyến đường giao thông quan trọng của thế giới. Việt Nam có ưu thế địa lý trong lĩnh vực hàng hải và giao thông quốc tế. Có thể nói, vị trí địa lý cũng là một trong những điều kiện cho phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta.

Mặt khác, cao nguyên miền Trung gắn với cao nguyên Nam Lào và miền Đông Campuchia, có nhiều đường thông ra biển cho phép các nước Đông Dương và tại điều kiện cho cả 3 nước Đông Dương giao lưu với khu vực và thế giới.

Nằm chắn ngang đường hàng không từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc, với những sân bay quốc tế quan trọng như Tân Sơn Nhất, Biên Hoà, Nội Bài, Đà Nẵng (trước năm 1975, sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay quan trọng bậc nhất ở Đông Nam Á với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày), với đường bay A1, với hàng chục nghìn chuyến bay quá cảnh trong một năm, Việt Nam còn có ưu thế về hàng không nhưng đến nay chưa được khai thác thích đáng.

Tiềm lực hàng hải và hàng không không những tạo thuận lợi cho nước ta tham gia sâu rộng vào sự trao đổi và sự phân công lao động quốc tế, mà còn cho phép phát triển các dịch vụ hàng hải và hàng không thành những dịch vụ thu ngoại tệ quan trọng.

Ưu thế địa lý rõ ràng là một lợi thế để mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển ngoại thương, phát triển du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ.

Các lợi thế nói trên tác động và bổ sung lẫn nhau và là lợi thế quan trọng của nước ta trong lĩnh vực trao đổi và phân công lao động quốc tế.

Việc đánh giá các nguồn lực trên phải đứng trên quan điểm toàn diện và thực tiễn, phải đánh giá cả những mặt thuận lợi và khó khăn của nguồn lực để xác định rõ những điều kiện cần có khi khai thác và sử dụng.

109

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)