Các biện pháp giải quyết tình trạng mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 89 - 91)

4.4.2.1. Vay nợ nước ngoài:

Ưu điểm của biện pháp này là đơn giản và dễ áp dụng. Nhưng có hạn chế là việc vay nợ nước ngoài không phải luôn thuận lợi trong mọi trường hợp do các điều kiện mà nước chủ nợ đặt ra đối với các nước đi vay, đồng thời dễ dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài nếu không có chiến lược vay và trả nợ rõ ràng cũng như quản lý tốt việc vay nợ. Đây chỉ là biện pháp có tính tạm thời để giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.

4.4.2.2. Giảm dự trữ ngoại tệ:

Các nước có thể sử dụng biện pháp này một cách chủ động, đơn giản và có thể cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán trong ngắn hạn. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp với những nước có dự trữ lớn ngoại tệ, những nước không có lượng ngoại tệ dự trữ lớn thì khó có thể thực hiện biện pháp này.

4.4.2.3. Phá giá đồng tiền trong nước:

Chính phủ tiến hành giảm giá đồng tiền trong nước thông qua việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán. Tuy vậy, biện pháp này cũng có thể dẫn tới tình trạng làm tăng các khoản nợ nước ngoài, gây ảnh hưởng đến quan hệ với các nước và làm tăng lạm phát trong nước do tăng giá hàng nhập khẩu. Việc giảm nhập khẩu quá mức do phá giá còn dẫn tới tình trạng thất nghiệp và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

4.4.2.4. Kiểm soát nhập khẩu:

Biện pháp này được sử dụng thông qua sử dụng hàng rào thuế quan, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hoặc các biện pháp hành chính như: dán tem hàng nhập khẩu, chống nhập khẩu lậu, xử lý hành chính các vi phạm nhập khẩu. Biện pháp này góp phần làm tăng mức độ bảo hộ đối với các nhà sản xuất, khuyến khích tăng sản lượng và thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy tiêu dùng hàng nội địa. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như làm giảm mức độ hội nhập của nền kinh tế, đi ngược lại xu hướng tự do hóa thương mại, tạo tâm lý ỷ lại của các nhà sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá.

Tất cả các biện pháp trên khi được áp dụng đều cần phải cân nhắc thận trọng các tác động tích cực và tiêu cực, tính đến các mối quan hệ song phương và đa phương để phù hợp và có lợi nhất cho nền kinh tế.

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1: Chế độ tỷ giá hối đoái trong hệ thống Bretton Woods có những đặc điểm gì? Tại sao đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền dự trữ chủ chốt?

Câu 2: Thế nào là phá giá tiền tệ và nâng giá tiền tệ? Hiện nay Việt Nam có nên phá giá tiền tệ không? Vì sao?

Câu 3: Phân tích vai trò của tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế.

85

Câu 4: Giả sử sau một năm mức lạm phát ở Việt Nam là 100% trong khi mức lạm phát ở Mỹ chỉ là 5%. Theo lý thuyết ngang giá sức mua thì trong năm đó điều gì sẽ xảy ra đối với tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và VND của Việt Nam?

Câu 5: Phân tích vai trò và động cơ của các thành viên khi tham gia vào thị trường ngoại hối.

Câu 6: So sánh nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có kỳ hạn (nghiệp vụ kỳ hạn) với nghiệp vụ quyền chọn..

Câu 7: Trình bày các nguyên tắc hạch toán trong cán cân thanh toán quốc tế

Câu 8: Phân tích các biện pháp giải quyết tình trạng mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

Câu 9: Tình trạng của cán cân thường xuyên nói lên điều gì trong nền kinh tế quốc gia? Hãy trình bày nhận định của anh (chị).

86

CHƯƠNG V: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ QUỐC TẾ

Chương 5 nghiên cứu những vấn đề chung về liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế. Đồng thời, nghiên cứu tổ chức kinh tế khu vực đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam là ASEAN, đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN và tham gia vào AFTA.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)