Các hệ thống tiền tệ quốc tế

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 63 - 68)

4.1.2.1. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ nhất (1867 – 1914)

Hệ thống này ra đời năm 1867 tại Paris và kéo dài đến năm 1914, và giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử các quan hệ tiền tệ quốc tế.Trong giai đoạn này, tiền giấy chưa phát triển và vàng đóng vai trò đặc biệt tạo nên nền tảng hoạt động của hệ thống.

Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ nhất có các đặc điểm cơ bản sau:

- Thừa nhận vàng là tiền tệ thế giới (World currency) được trao đổi tự do trên thế giới và dùng như là tiền tệ thanh toán cuối cùng giữa các quốc gia. Vàng thực hiện mọi chức năng của tiền tệ, tiền giấy chưa phát triển, vì vậy hệ thống tiền tệ quốc tế này còn được gọi là chế độ bản vị vàng.

- Vàng là căn cứ để xác định tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia. Tỷ giá hối đoái được thiết lập bằng cách đối chiếu nội dung vàng của hai đồng tiền nào đó được gọi là mức ngang giá chính thức. Do nội dung vàng của mỗi đồng tiền là cố định nên tỷ giá hối đoái được thiết lập trong khuôn khổ hệ thống này cũng cố định. Trên thị trường, tỷ giá hối đoái thường xuyên dao động trượt khỏi mức ngang giá chính thức, tuy nhiên mức dao động này thường rất nhỏ. Mặt khác, do việc vận chuyển vàng thường phải có những khoản chi phí nhất định, ước tính bằng một tỷ lệ % nào đó của giá trị vàng chuyên chở, và người ta lấy luôn mức chi phí đó để quy định giới hạn dao động của tỷ giá về hai phía so với mức ngang giá chính thức. Các giới hạn này được gọi là điểm vàng và cơ chế hoạt động nhằm giữ cho tỷ giá không vượt qua khỏi các điểm đó được gọi là cơ chế các điểm vàng.

Tỷ giá hối đoái đạt cân bằng khi dao động xung quanh mức ngang giá chính thức, không vượt quá điểm vàng và cán cân thanh toán cũng cân bằng. Khi tỷ giá dao động vượt quá các điểm vàng làm mất cân đối tạm thời trong cán cân thanh toán. Khi quá trình trao đổi vàng nói trên sẽ kéo mức tỷ giá trao đổi thực tế xuống và thủ tiêu tình trạng mất cân đối.

59

- Trên thực tế, tỷ giá được duy trì sát với mức ngang giá nhưng chỉ có một lượng nhỏ vàng được trao đổi giữa các nước. Nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố khác tác động đến tỷ giá hối đoái và duy trì nó trong giới hạn điểm vàng trước khi sự trao đổi vàng kịp diễn ra.

Nguyên nhân sụp đổ:

- Cùng với sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), các quốc gia đã ngừng việc chuyển đổi các đồng tiền ra vàng, áp đặt việc cấm xuất khẩu vàng để duy trì nguồn dự trữ của mình; đánh dấu sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng.

- Nguyên nhân chính là chế độ này không còn phù hợp với quy mô phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế của chế độ chủ nghĩa tư bản độc quyền lúc bấy giờ. Các nhà độc quyền luôn mong muốn điều chỉnh được tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi nhất cho cán cân thanh toán trong khi chế độ bản vị vàng không có cơ chế ràng buộc các nước mạnh phải tuân thủ luật chơi.

- Mặt khác, trữ lượng vàng tỏ ra hạn chế trong việc thực hiện chức năng dự trữ quốc tế và là vật đảm bảo cho số lượng ngày càng gia tăng các đồng tiền, giá cả tương quan giữa vàng và các hàng hoá khác biến động mạnh, vận động của vàng làm triệt tiêu hiệu quả của chính sách tiền tệ ở các nước.

4.1.2.2. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ hai (1922-1939)

Các nước lớn bắt đầu phục hồi sau chiến tranh, ổn định nền kinh tế trong nước, do đó họ toan tính xây dựng lại chế độ bản vị vàng. Mỹ lúc ấy đang thay thế Anh ở vị trí cường quốc kinh tế - tài chính, đã đi tiên phong trong các nỗ lực phục hồi chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên, để khắc phục những yếu điểm của chế độ bản vị vàng cổ điển, các quốc gia nhận thức được rằng phải bổ sung những yếu tố mới, cụ thể là bên cạnh vàng phải có ít nhất một đồng tiền mạnh nào đó đóng vai trò là đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế. Vì vậy, hệ thống tiền tệ quốc tế mới về thực chất là chế độ bản vị vàng hối đoái. Năm 1922, tại một hội nghị quốc tế tổ chức ở Giơ- noa (Italia), các nước Anh, Pháp, Italia và Nhật Bản đã kêu gọi các nước quay trở lại chế độ bản vị vàng và thực hiện sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương nhằm vừa đạt được các mục tiêu đối nội lẫn đối ngoại. Hội nghị đã thống nhất với kế hoạch hình thành chế độ bản vị vàng hối đoái nhằm cho phép các quốc gia tiết kiệm được nguồn dự trữ vàng hạn chế của mình. Các đặc điểm cơ bản của hệ thống tiền tệ quốc tế thứ hai là:

- Dự trữ quốc tế bao gồm vàng và một số đồng tiền chủ chốt có thể đổi được ra vàng theo mức giá quy định, còn được gọi là ngoại tệ vàng. Các đồng tiền khác thì chỉ được phép chuyển đổi ra một trong số ngoại tệ vàng mà thôi.Như vậy, vàng sẽ được tích tụ ở những trung tâm tài chính lớn của thế giới, cụ thể là ở các quốc gia hàng đầu phát hành các ngoại tệ vàng và tạo nên nguồn dự trữ quốc tế duy nhất của các quốc gia đó.

- Đồng đô la Mỹ và bảng Anh lên ngôi cùng với vàng được xem như đồng tiền quốc tế thực hiện chức năng dự trữ và thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên hoạt động của nó quá ngắn ngủi: vào năm 1931 Anh đã buộc phải tuyên bố ngừng đổi đồng bảng ra vàng và tiến hành phá giá đồng bảng để tránh thất thoát nguồn dự trữ của mình. Yếu tố trực tiếp đầu tiên dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị

60

vàng hối đoái là việc Pháp quyết định chuyển, đầu tiên là mức dư trong cán cân thanh toán và sau đó toàn bộ bảng Anh tích luỹ được ra vàng (1928) với ý định biến Pari thành một trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ. Tiếp sau hành động của Anh, các nước khác cũng lần lượt tuyên bố thủ tiêu chế độ bản vị vàng hối đoái của mình.

Các lý do dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng hối đoái cũng tương tự như trong trường hợp đối với chế độ bản vị vàng. Ngoài ra có thể do tác động sâu sắc của chiến tranh thế giới thứ nhất, và đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929 - 1933. Do mức lạm phát cao ở các nước nhưng giá vàng vẫn được duy trì một cách bất hợp lý ở các mức giá áp dụng trong thời gian trước chiến tranh. Nước Anh bị suy yếu và do đó không còn khả năng kiểm soát được dòng vận động của các nguồn vốn ngắn hạn bằng chính lãi suất của mình. Trong khi đó các quốc gia đặc biệt là Mỹ nổi lên và dần dần lấn át địa vị của Anh trong nền kinh tế thế giới.

4.1.2.3. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ ba Bretton Woods (1944-1971)

Năm 1944, một hội nghị quốc tế được nhóm họp tại Bretton Woods (Mỹ) với sự tham giá của đại diện 44 quốc gia đã đưa ra một loạt các biện pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính – tiền tệ, dẫn đến sự hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế mới với tên gọi là hệ thống Bretton Woods. Hệ thống tiền tệ này có những đặc điểm cơ bản sau:

- Lập ra IMF và WB điều tiết thanh toán và tài chính quốc tế với công việc chính là:

+ Điều tiết chế độ tỷ giá của các quốc gia, giám sát việc các quốc gia tuân thủ những quy định đã được thống nhất về thương mại và tài chính quốc tế.

+ Cung cấp tín dụng cho các quốc gia thành viên gặp phải tình trạng thiếu hụt tạm thời trong cán cân thanh toán.

- Soạn thảo quy chế hoạt động cho một hệ thống tiền tệ quốc tế mà nội dung chính là tỷ giá ngoại hối qua các nước thành viên IMF được xác định bằng vàng và USD với mức hoán đổi 35 USD = 1 ounce vàng. Các nước hội viên phải duy trì trị giá tiền tệ của họ trong mức +1% và – 1% so với mức giá tỷ giá hối đoái quy định cố định, nếu sự thay đổi về tỷ giá trên 1% thì phải được sự chấp thuận của IMF. Tỷ giá hối đoái được ấn định cố định về mặt ngắn hạn, nhưng có thể được điều chỉnh khi xuất hiện tình trạng mất cân đối cơ bản, do đó còn có tên gọi là tỷ giá hối đoái cố định điều chỉnh hạn chế.

- Nhiều đồng tiền của các quốc gia đã trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế: USD, GBP, JPY, DEM, FRF. Trong đó đồng USD có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành một loại tiền tệ dự trữ của thế giới.

- Cuối năm 1971, nhóm G10 – gồm 10 quốc gia công nghiệp phát triển nhất - đã ký thỏa thuận Smith, theo đó giá vàng chính thức được tăng từ 35 USD/1 ounce lên 38 USD/1 ounce, đồng thời mức dao động xung quanh ngang giá được nâng từ 1% lên 2,25%. Tuy nhiên, hiệp ước này chỉ tồn tại được 15 tháng, vào đầu năm 1973, do khủng hoảng của đồng đô la nên các quốc gia công nghiệp chủ chốt đã bãi bỏ các mức ngang giá với đồng đô là và thực hiện thả nổi đồng tiền của mình, sau khi Mỹ phá giá đồng đô la lần thứ hai, đánh dấusự thất bại hoàn toàn trong việc cải tổ hệ thống Bretton Woods.

61

4.1.2.4. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ tư (Hệ thống Gia-mai-ca)

Sau khi hệ thống Bretton Woods bị thất bại , chế độ tỷ giá linh hoạt đã được phê chuẩn tại Jamaica, tháng 1 - 1976. Đó là thời điểm các thành viên IMF nhóm họp và cùng đưa ra toàn bộ qui định mới cho hệ thống tiền tệ quốc tế. Hệ thống tiền tệ mới khác căn bản với hệ thống Bretton Woods về mọi nguyên tắc chủ yếu. Những đặc điểm then chốt trong hệ thống Jamaica bao gồm:

- Tỷ giá hối đoái linh hoạt được các thành viên IMF tuyên bố chấp nhận. Các ngân hàng trung ương được quyền can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm điều tiết sự biến động thị trường. Các nước không còn bị bắt buộc thực hiện nghĩa vụ duy trì các mức ngang giá đối với đồng tiền của mình nữa.

- Chính thức huỷ bỏ vàng làm tài sản dự trữ quốc tế. Vàng hoàn toàn bị loại khỏi thanh toán quốc tế, giá vàng chính thực bị bãi bỏ, không một đồng tiền nào còn nội dung vàng nữa. Một nửa số trữ lượng vàng của IMF được trả lại các nước thành viên, nửa kia được bán nhằm lấy tiền giúp các nước nghèo.

- Kể từ năm 1974 các nguồn dự trữ và các giao dịch chính thức của IMF được tính bằng SDR, thay vì tính bằng đô la Mỹ như trước đây. Tuy vậy, đồng đô la vẫn giữ được vai trò là phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu.

- Cho phép tồn tại các khối tiền tệ thu hẹp. Một mặt các thành viên của khối đó vẫn là những thành viên bình đẳng của hệ thống tiền tệ quốc tế, nhưng mặt khác giữa họ có những mối quan hệ đặc biệt phản ánh những mục tiêu riêng rẽ trong khối. Dẫn chứng cụ thể là sự ra đời của hệ thống tiền tệ châu Âu năm 1979 với các mục tiêu phục vụ chính sách liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu.

- Các nước không xuất khẩu dầu, các nước chậm phát triển được tạo nhiều cơ hội hơn để tiếp cận IMF về vốn.

- Đồng đô la Mỹ tiếp tục bị phá giá, đồng SDR (Special Drawing Right) của IMF tiếp tục được củng cố và được định giá bằng nhóm tiền tệ của 16 nước hội viên thuộc IMF. Đến năm 1981, giá trị đồng SDR được xác định dựa trên 5 loại tiền tệ chủ yếu là đô la Mỹ, mác Đức, yên Nhật, frăng Pháp và bảng Anh với tỷ trọng từng đồng tiền như sau: USD 42%, DEM- 19%, JPY- 15%, FRF- 12%, GBP- 12% và có sự thay đổi 5 năm một lần. Tuy nhiên cho đến nay, dưới sức ép của Mỹ thì đồng SDR chỉ là tiền tệ hiệp định dùng làm cơ sở thực hiện tiền tín dụng quốc tế chứ chưa sử dụng trong thương mại quốc tế.

- Bãi bỏ việc lấy vàng làm phương tiện trực tiếp trong thanh toán quốc tế giữa các nước thuộc IMF, tức là nó không còn giữ chức năng là thước đo giá trị và là cơ sở để tính toán tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền mà chỉ được xem như một loại hàng hoá thông thường. Các giao dịch với vàng trong khuôn khổ IMF cũng bị cấm và hạn mức đóng góp tính bằng vàng cũng được bãi bỏ và chuyển sang tính bằng ngoại tệ.

- Các nước tự lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái tuỳ ý- cố định hoặc thả nổi hoặc kết hợp giữa chúng thành tỷ giá thả nổi có quản lý.

- Cho phép các nước hội viên thuộc IMF được phép liên kết để thành lập hệ thống tiền tệ khu vực.

62

4.1.2.5. Hệ thống tiền tệ châu Âu- EMS (European Monetary System)

Được thành lập năm 1979, sự ra đời của EMS đã tạo điều kiện để xây dựng một thị trường tiền tệ chung thống nhất châu Âu. Đặc điểm cơ bản của EMS:

- Xây dựng đồng tiền chung cho EMS, đó là đồng ECU (European Currency Unit) có chức năng tương tự như đồng SDR của IMF. Đồng ECU được dùng như một đơn vị tính toán trong một số giao dịch nhất định giữa các chính phủ của các nước thành viên. Nó được tính theo phương pháp rổ tiền tệ của các quốc gia thành viên.

- Vàng được sử dụng để đảm bảo một phần cho việc phát hành ECU. Quỹ vàng tập thể được thành lập trên cơ sở tập trung 20% dự trữ vàng chính thức của các nước thành viên.

- Đồng mác Đức là cơ sở quy định giá của các đồng tiền khác vì nó là đồng tiền mạnh nhất trong EMS.

- Chế độ tỷ giá hối đoái được xây dựng dựa trên cơ sở thả nổi tập thể các đồng tiền dưới dạng “con rắn tiền tệ châu Âu”. Tỷ giá tiền tệ giữa các thành viên chỉ được dao động trong giới hạn cho phép ± 2,25% đối với các đồng tiền mạnh như DEM, curon Đan Mạch, …và ± 6% đối với các đồng tiền yếu như Lia ý, Pound Ái Nhĩ Lan,…

Sự ổn định tỷ giá giữa các đồng tiền được thực hiện theo hai cách:

Một là, thay đổi lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Trung ương các nước. Ngân hàng Trung ương hạ lãi suất khi tỷ giá gần đạt tới giới hạn tối thiểu.

Hai là, Ngân hàng Trung ương can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ, mua đồng tiền vào khi giá hạ và bán đồng tiền ra khi giá cao.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Ngân hàng Trung ương trong việc điều tiết tỷ giá, các nước thành viên EMS đã lập ra “Quỹ tỷ giá” với số vốn khoảng 30 tỷ ECU. Khoảng 70% số tiền của quỹ này dùng để cho vay tín dụng ngắn hạn (3- 9tháng); 30% số vốn còn lại để cho vay tín dụng trung hạn (2-5 năm). Với cơ chế hối suất châu Âu, trong những năm của thập kỷ 80 tỷ giá giữa các đồng tiền thuộc EMS ổn định hơn nhiều so với biến động lớn của đồng đô la Mỹ và đồng yên Nhật.

Từ khi thành lập đến năm 1990 hầu như EMS hoạt động thuận lợi. Nhưng năm 1992, do gánh nặng chi phí tài chính cho việc thống nhất nước Đức lên đến 150 tỷ DEM (tương đương 90 tỷ USD) buộc chính phủ phải duy trì lãi suất cao để chống lạm phát. Sự kiện này làm hệ thống EMS bị khủng hoảng vì đồng ECU phát hành dựa theo phương

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỌC KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)