Hoạt động tìm tòi mở rộng

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 34 - 37)

II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

-Mục đích của hoạt động này là giúp HS không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời. GV cần khuyến khích HS tiếp tục tìm tòi, mở rộng kiến thức ngoài lớp học. HS tự đặt ra các tình huống có vấn

nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.

-Nội dung : giao cho HS những nhiệm vụ bổ sung và hướng dẫn các em tìm các nguồn tài liệu khác để mở rộng kiến thức đã học, cung cấp cho HS các nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng. Ngoài nội dung được giới thiệu trong tài liệu Hướng dẫn học, GV cũng có thể gợi ý để HS tự đề xuất vấn đề các em muốn tìm hiểu liên quan đến bài học và hỗ trợ các em về nguồn tài liệu, về cách thức thực hiện để có được sản phẩm cụ thể. Như vậy, sẽ tạo cho HS nhiều hứng thú học tập và khuyến khích các em ham tìm hiểu hơn. GV cần theo dõi, giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện và kiểm tra kết quả làm việc của HS.

-Phương thức hoạt động : hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, đồng thời yêu cầu các em làm các bài trắc nghiệm đánh giá năng lực.

Ví dụ 1 : Bài 6. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

GV hướng dẫn HS tìm tòi, mở rộng những kiến thức có liên quan đến bài học với các yêu cầu sau :

1. Em hãy sưu tầm hình ảnh và tư liệu về các di tích : Đền Hùng, thành Cổ Loa, các di sản có liên quan đến Hùng Vương và An Dương Vương.

Với yêu cầu này, GV hướng HS sưu tầm các hình ảnh, tư liệu trên internet, cuốn sách Đại cương Lịch sử Việt Nam (phần từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X), NXB

Giáo dục, Hà Nội, 1998,…

2. Tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, di tích Đền Hùng, thành Cổ Loa. Yêu cầu này, GV hướng dẫn HS đọc cuốn sách Phạm Bá Khiêm, Đền Hùng và

tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2013 ; tìm hiểu

trang web : www.gia o ducphothong.edu.vn.

Ví dụ 2 : Bài 17. Khí áp và các loại gió

Hãy tìm hiểu thêm thông tin về một trong những loại gió mà em đã học trong bài. Với hoạt động này, GV cho HS được tự chủ lựa chọn một loại gió để tìm hiểu hoặc chỉ tìm hiểu một nội dung nào đó của một loại gió (tìm hiểu về tên của một loại gió, phạm vi hoạt động, tính chất hoặc hướng gió thổi trong năm,...) không nhất thiết cả lớp cùng tìm hiểu về một loại gió, việc tìm hiểu thêm thông tin của một loại gió nhằm giúp HS mở rộng thêm những gì đã được học ở bài học. Trong quá trình thực hiện, HS có thể tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè,... để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Những lưu ý

-Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của mỗi bài trong tài liệu Hướng dẫn

hoạt động. GV căn cứ vào các lô gô và các câu lệnh trong tài liệu Hướng dẫn học để tổ chức dạy học cho HS. Tuy nhiên, khi tổ chức dạy học, GV cần phải linh hoạt thay đổi phương pháp và hình thức cho phù hợp với điều kiện trường, lớp học, đặc điểm của địa phương.

-Trong tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ yếu được sử dụng nhằm phục vụ cho việc tự học của HS : phương pháp quan sát, đọc, tìm thông tin, phân tích, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi, thực hành, làm bài tập, điều tra, trò chơi học tập,… với các hình thức học cá nhân, cặp đôi, nhóm và cả lớp. Địa điểm học thường là ngay trong lớp học. Tuy nhiên, một nội dung học được HS tiếp tục tìm hiểu, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế nên HS sẽ thực hiện tại gia đình hoặc trong cộng đồng, nơi các em sống. Đây chính là một trong những đặc trưng của mô hình Trường học mới cấp Trung học cơ sở, được vận dụng phù hợp với việc học môn Khoa học xã hội 6. Trong mô hình này, vai trò của GV thường là người hướng dẫn, HS tự học dưới sự hướng dẫn của GV để chiếm lĩnh kiến thức, thực hành rèn luyện kĩ năng. HS thực sự đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy học. Trong quá trình học tập, các em phải phát huy khả năng làm việc độc lập, tích cực của mình thì mới hoàn thành nhiệm vụ học tập và đạt mục tiêu của bài học.

-Trong mô hình Trường học mới cấp Trung học cơ sở, các hoạt động trên lớp học hầu hết là hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm. Hoạt động cả lớp do GV tổ chức được bố trí không nhiều. Vì vậy, công việc của GV chủ yếu là theo dõi, giám sát và trợ giúp khi HS có nhu cầu. GV cần thường xuyên quan tâm tới việc HS có hiểu được những chỉ dẫn trong tài liệu hay không, có thực hiện được đúng những yêu cầu trong tài liệu hay không, cần trợ giúp gì ? (làm rõ chỉ dẫn, hướng dẫn cách làm, giải thích thông tin hay cung cấp phương tiện/đồ dùng dạy học,…). Nếu cần phương tiện/đồ dùng học tập gì thì GV cần kiểm tra xem phương tiện/ đồ dùng đó có được trang bị trong góc học tập của lớp học hay không ? Nếu thiếu, GV cần chuẩn bị trước khi giờ học bắt đầu.

-Mô hình Trường học mới cấp Trung học cơ sở chấp nhận tiến độ học tập khác nhau giữa các HS, nhóm HS.

-Phát huy vai trò của Hội đồng tự quản : Đây là một tổ chức của HS, do HS bầu ra ở từng lớp, dưới sự hướng dẫn của GV chủ nhiệm và cha mẹ HS để tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi của chính HS ; đồng thời quản lí, giám sát, điều chỉnh các hoạt động đó. Ví dụ : Hội đồng tự quản HS chuẩn bị và trực tiếp thực hiện các hoạt động sinh hoạt tập thể trong và ngoài giờ lên lớp ở lớp và ở trường ; hỗ trợ GV quản lí lớp học thông qua việc theo dõi, quản lí, sử dụng các công cụ hỗ trợ đang có trong lớp ; truyền đạt ý kiến phản ánh của HS trong lớp... Các hoạt động của Hội đồng tự quản giúp HS tham gia một cách dân chủ tích cực vào quá trình học tập và giáo dục HS. Hội đồng tự quản không làm thay công việc của GV.

-Căn cứ nội dung học tập, GV chỉ chốt kiến thức của nội dung đã học khi thấy việc chốt là cần thiết cho việc tiến hành các hoạt động tiếp theo. Hình thức chốt kiến thức : GV nên hướng dẫn để HS tự chốt ; GV chỉ hỗ trợ trong trường hợp HS của cả lớp không thể chốt kiến thức.

-GV hướng dẫn HS lựa chọn nội dung trong tài liệu Hướng dẫn học và kết quả thảo luận để ghi tóm tắt vào vở theo cách diễn đạt của HS. Nói chung, GV không được đọc cho HS ghi bài, không yêu cầu HS chép lại toàn bộ nội dung bài học trong tài liệu Hướng dẫn học. HS có thể ghi nháp, GV giúp HS hoàn thiện trước khi ghi vào vở.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 34 - 37)