Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 60 - 61)

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

3. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học bài học này chủ yếu là GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc cá nhân, cặp đôi và nhóm, nhằm giúp HS tự lực tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng qua việc khai thác nội dung bài học từ các bản đồ, hình vẽ, các bảng thống kê và các đoạn thông tin. GV là người giúp HS tháo gỡ khó khăn, giải đáp thắc mắc khi HS tiếp cận các nguồn kiến thức, đồng thời GV còn có trách nhiệm chuẩn xác và chốt kiến thức sau các phần trình bày, báo cáo của HS.

BÀI 21. TÌM HIỂU QUÊ HƯƠNG EM1. Về mục tiêu 1. Về mục tiêu

Sau khi HS đã có được những kiến thức về lịch sử và địa lí, các em sẽ vận dụng để tìm hiểu những hiện tượng địa lí, lịch sử ở ngay địa phương mình. HS được hướng dẫn thực hiện việc điều tra, thu thập, xử lí thông tin và trình bày kết quả làm việc theo nhóm. Như vậy, cách làm việc cá nhân, nhóm cũng được vận dụng để hoàn thành bài tập.

Yêu cầu kết quả sản phẩm không cần quá cao. Mỗi nhóm HS chỉ cần thực hiện 1 trong 3 nội dung và kết quả báo cáo được trình bày cũng theo nhóm. Tài liệu

Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 hướng dẫn HS lần lượt tìm thông tin và ghi kết quả

cho từng nội dung chi tiết. Tổng hợp kết quả của 3 nhóm, mỗi HS sẽ có báo cáo đầy đủ về địa phương mình.

2. Về nội dung

Bài học đề cập tới 3 nội dung sau :

– Nội dung 1 : Tên địa phương, vị trí, điều kiện địa lí của địa phương, HS đang sống hiện nay và tên mà địa phương đã từng có trong quá khứ.

Với nội dung này, HS cần : nêu được tên xã/phường nơi mình sống ; tìm hiểu trước đây xã/phường có tên nào khác không, nếu có thì tên là gì. Nếu biết nguồn gốc của tên xã/phường hiện có và lí do thay đổi tên thì càng tốt.

Về vị trí địa lí : HS cần biết xã/phường giáp những xã phường nào. Nếu xác định được các xã/phường lân cận giáp ở phía nào thì càng tốt.

Về điều kiện địa lí : HS mô tả được xã/phường có dạng địa hình nào là chủ yếu (vùng núi, trung du hay đồng bằng ; nếu có tên của khu vực địa hình đó thì càng tốt), có sông hồ không, tên của chúng. Khí hậu của địa phương như thế nào ? (mùa đông, mùa hè hoặc mùa mưa, mùa khô ; nếu có được nhiệt độ, lượng mưa cả năm, theo mùa thì càng tốt). Địa phương có loại đất nào là chủ yếu. Địa phương có rừng không, sinh vật (các loại cây, con) có phong phú không ? (nếu HS ở thành phố, không cần mô tả 2 yếu tố này). Khi mô tả những yếu tố của điều kiện tự nhiên, nên lưu ý HS có nhận xét về vai

– Nội dung 2 : Một số nghề của địa phương, những thuận lợi và khó khăn hiện nay đối với các nghề, quá trình phát triển của một số nghề đó.

HS cần kể được tên các nghề ở địa phương (trồng cây gì, nuôi con gì, tên các nghề thủ công và sản phẩm của chúng). Ở đây nên mở rộng tới cả các ngành của sản xuất công nghiệp (ví dụ : một số địa phương có nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, có xí nghiệp dệt,…). HS mô tả được những ngành, nghề đó dựa vào đâu để phát triển (có điều kiện về đất, nước, khí hậu ; có nguyên vật liệu, có nguồn lao động) và cho ra những sản phẩm gì (lương thực, thực phẩm, quần áo,...).

Về quá trình phát triển nghề ở địa phương : HS biết được nghề đó có từ bao giờ. Không nhất thiết phải nêu rõ số năm, có thể mô tả đã có từ lâu đời hoặc gần đây mới có. Chú ý đến mức độ phát triển, ví dụ : trước đây rất phát triển, nhưng gần đây sản xuất thu nhỏ do không có nguyên vật liệu, do gây ô nhiễm môi trường, do không bán được hàng,… Đối với HS lớp 6, chỉ cần các em nhận xét về sự thay đổi, chưa cần nêu nguyên nhân cũng như hậu quả của nó.

Về những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất, GV gợi ý HS liên hệ chủ yếu tới điều kiện tự nhiên (ví dụ : có đất màu mỡ, sẵn nước để trồng lúa, có rừng mây, tre để phát triển nghề thủ công,…) vì kiến thức về điều kiện xã hội và kinh tế của HS còn hạn chế nên chưa yêu cầu các em nhận xét sự tác động của những yếu tố này đến sự phát triển nghề ở địa phương. Song, nếu các em nêu được tác động của nguồn lực lao động, lao động có chất lượng,… thì càng tốt.

– Nội dung 3 : Di tích lịch sử, di tích văn hoá và lễ hội ở địa phương của HS.

HS nêu được tên các di tích lịch sử, văn hoá (và có thể cả tự nhiên) ở địa phương, vị trí của những di tích này ; nêu được tên của các lễ hội. HS cần mô tả chi tiết về chúng. Ví dụ, về các di tích lịch sử, văn hoá, tự nhiên : mô tả hình dạng, cách bố trí, sự ra đời và việc tôn tạo, bảo vệ chúng ; về các lễ hội : thời gian, địa điểm, cách tổ chức, người tham gia. GV lưu ý HS tìm hiểu ý nghĩa của những di tích, lễ hội này đối với đời sống người dân ở địa phương.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 60 - 61)