C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
3. Đồng hoá (chính sách)
Chính sách của bọn thống trị nước ngoài làm mất các đặc điểm của dân tộc bị áp bức. Chúng bắt dân tộc đó sinh hoạt theo kiểu cách của nước ngoài để cho chúng dễ bề cai trị, như phải ăn, mặc, ở theo phong tục tập quán của nước thống trị, xoá bỏ, thủ tiêu các thuần phong, mĩ tục, bản sắc dân tộc của người dân bị đô hộ.
Thời Bắc thuộc (179 TCN - đầu thế kỉ X), các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách đồng hoá nhân dân ta, song chúng bị thất bại vì cuộc đấu tranh
ngoan cường của nhân dân ta chống bọn phong kiến xâm lược, giành độc lập và quyết tâm bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
4. Giao Chỉ
Tên vùng đất thời Bắc thuộc, bao gồm vùng Bắc Bộ ngày nay. Thời nhà Hán, Giao Chỉ gồm 12 huyện với 92.440 hộ và 743.237 nhân khẩu.
5. Cửu Chân
Tên vùng đất thời Bắc thuộc, bao gồm vùng đất Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Nhà Hán chia Cửu Chân thành 7 huyện với 35.734 hộ và 166.013 nhân khẩu.
6. Nhật Nam
Thời nhà Hán gồm những vùng đất từ đèo Ngang trở vào Nam, đến Quảng Nam, Đà Nẵng với 5 huyện, 15.640 hộ và 689.458 nhân khẩu.
7. Thái thú
Là viên quan người Hán đứng đầu các quận thời nhà Hán cai trị nước ta, dưới quyền của viên Thứ sử - đứng đầu Giao Châu (Âu Lạc xưa).
Viên Thái thú chuyên trông nom việc hành chính và thu phí cống trong quận. Giúp việc Thái thú có một số quan lại khác, như Đô uý phụ trách quân sự, chỉ huy quân lính đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương ; Quận thừa được thay mặt Thái thú, cai quản quận lúc Thái thú đi vắng. Tháng 2 năm Canh Tí (tức tháng 3 - 40), bà Trưng Trắc cùng em gái đã khởi binh đánh đuổi Thái thú Giao Chỉ là Tô Định, rồi lên làm vua.