Tìm hiểu địa hình nú

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 135 - 136)

I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯ UÝ KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI HỌC ĐỊA LÍ

1.Tìm hiểu địa hình nú

Mục tiêu của hoạt động này là HS nêu được đặc điểm chính của địa hình núi như : độ cao, hình dạng, phân loại núi theo độ cao ; phân biệt núi già và núi trẻ, nhận biết dạng địa hình này qua tranh ảnh và thực tế.

Phương tiện học tập là các hình ảnh trong tài liệu Hướng dẫn học ; bản đồ Tự nhiên Việt Nam hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới. GV chuẩn bị phiếu học tập ; bảng phụ hoặc giấy khổ to.

Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS, đọc nội dung mục 1, quan sát hình, trong tài liệu Hướng dẫn học, hãy :

+ Cho biết đặc điểm địa hình núi.

+ Dựa vào độ cao tuyệt đối, núi được phân thành mấy loại.

+ Phân biệt núi già và núi trẻ bằng cách hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây : Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ

Núi Thời gian hình thành Đỉnh núi Sườn núi Thung lũng

Núi già Núi trẻ

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ, sau khi HS làm việc được một khoảng thời gian, GV có thể đi xuống từng nhóm để quan sát, nhận xét và chỉnh sửa kịp thời những sai sót cho từng nhóm HS.

- GV cần chú ý khi tổ chức hoạt động nhóm : Trước khi làm việc nhóm, GV vẫn yêu cầu cá nhân HS tự làm việc để khám phá nội dung, chuẩn bị nội dung trao đổi nhóm, sau đó tiến hành trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất về kết quả làm việc,

cần tránh việc hoạt động nhóm chỉ tập trung vào một số HS có ý thức học tập, một số HS khác lại đứng ngoài hoạt động nhóm.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo kĩ thuật "khăn trải bàn" hoặc GV có thể sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học để đảm bảo sự phù hợp với đối tượng HS, đặc điểm lớp học và có hiệu quả.

Bước 3. Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. Có nhiều cách để các nhóm báo cáo kết quả làm việc như : lựa chọn một số nhóm báo cáo, các nhóm còn lại so sánh với kết quả làm việc của nhóm mình, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn và cùng nhau hoàn chỉnh sản phẩm dưới sự hướng dẫn của GV hoặc GV yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm ra nội dung giống và khác nhau giữa các nhóm, chỉnh sửa sản phẩm của nhóm mình, tóm tắt và tự ghi kết quả vào vở...

- GV có thể treo bản đồ Tự nhiên Việt Nam hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới lên bảng, mời đại diện nhóm lên báo cáo, kết hợp với tìm một số dãy núi cao, núi thấp, núi trung bình. Thông thường, những con số ghi độ cao trên bản đồ, đều là những con số chỉ độ cao tuyệt đối. Ví dụ : đỉnh Phan-xi-păng 3143m.

Bước 4. GV đánh giá kết quả hoạt động của nhóm và chỉnh sửa những sai sót của các nhóm nếu có. GV đánh giá HS thông qua quá trình làm việc cá nhân, thông qua trao đổi nhóm, thông qua việc góp ý trao đổi giữa các nhóm với nhau,... Trong quá trình các nhóm làm việc, GV quan sát và giúp đỡ các nhóm còn gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi hoặc trả lời các câu hỏi thắc mắc hoặc chưa rõ của HS.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 135 - 136)