Tìm hiểu địa hình đồng bằng

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 137 - 138)

I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯ UÝ KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI HỌC ĐỊA LÍ

3. Tìm hiểu địa hình đồng bằng

Mục tiêu : HS nêu được đặc điểm địa hình đồng bằng ; nhận biết các dạng đồng bằng ; ý nghĩa của đồng bằng đối với sản xuất nông nghiệp.

Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc nội dung và xác định yêu cầu mục 3 trong tài liệu Hướng dẫn học. Quan sát hình, đọc thông tin, hãy : Nêu đặc điểm địa hình đồng bằng. Dựa vào nguyên nhân hình thành, cho biết có mấy loại đồng bằng. Kể tên một số đồng bằng mà em biết. Nêu ý nghĩa của địa hình đồng bằng đối với sản xuất nông nghiệp. Hoạt động này HS làm việc theo cặp đôi.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. Có nhiều phương án để thực hiện nhiệm vụ trong học tập với hình thức cặp đôi. Hoạt động cặp đôi bắt đầu bằng hoạt động cá nhân, HS nghiên cứu cá nhân trước, sau đó thảo luận cặp để bổ sung và hoàn thiện sản phẩm cá nhân hoặc GV có thể cho HS đóng vai, HS A đọc, HS B tìm ý để trả lời câu hỏi và ghi ra giấy, sau đó làm ngược lại, cuối cùng hai HS so sánh câu trả lời và trao đổi, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm.

Bước 3. HS báo cáo kết quả làm việc với GV. GV linh hoạt trong việc yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc. Ví dụ như gọi một cặp lên báo cáo, các cặp khác vừa sửa sản phẩm chung, vừa sửa sản phẩm của cá nhân, tóm tắt và ghi vào vở.

Bước 4. GV đánh giá kết quả quá trình làm việc của HS. Có nhiều cách đánh giá sản phẩm của các cặp HS như : cho các cặp đánh giá lẫn nhau ; đánh giá bằng cách tìm ra điểm giống và khác nhau về kết quả làm việc của các cặp, đánh giá thông qua quan sát,...

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 137 - 138)