Hoạt động hình thành kiến thức

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 28 - 30)

II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục đích của hoạt động này là giúp HS lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng mới và đưa các kiến thức, kĩ năng mới vào hệ thống kiến thức, kĩ năng của bản thân. GV sẽ giúp HS xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới ; kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/khái niệm/công thức mới,…

- Phương thức hoạt động : trong các hoạt động học, cần tập trung tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau :

+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập : nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả

năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS ; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

+ Thực hiện nhiệm vụ học tập : khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện

nhiệm vụ học tập ; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả ; không có HS bị "bỏ quên".

+ Báo cáo kết quả và thảo luận : hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng ; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập ; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

những ý kiến thảo luận của HS ; chính xác hoá các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.

Mỗi bài học được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.

Ví dụ 1 : Bài 6. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Khi tổ chức hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự thành lập nước Văn Lang

Hoạt động này giúp HS có những hiểu biết về hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang, sự thành lập nhà nước Văn Lang. Để đạt được mục tiêu đó, GV cần tổ chức HS thực hiện hoạt động học tập theo nhóm và sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học sau :

GV cho HS đọc thông tin, kết hợp với quan sát các hình 1,2,3 để thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi sau :

- Xác định trên lược đồ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nơi hình thành các bộ lạc lớn - tiền thân của nhà nước Văn Lang.

- Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?

- Tên đầu tiên của nước ta là gì, đóng đô ở đâu ? Do ai đứng đầu ?

Đối với yêu cầu : Xác định trên lược đồ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nơi hình

thành các bộ lạc lớn - tiền thân của nhà nước Văn Lang. GV sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử. Cách tiến hành như sau :

GV treo lược đồ lên bảng (hoặc yêu cầu HS quan sát lược đồ trong tài liệu Hướng dẫn học), yêu cầu HS quan sát lược đồ, thảo luận nhóm và xác định trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nơi hình thành các bộ lạc lớn - tiền thân của nhà nước Văn Lang.

GV gọi HS lên chỉ trên lược đồ, HS khác có thể bổ sung cho bạn.

GV nhận xét kết quả việc xác định trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nơi hình thành các bộ lạc lớn - tiền thân của nhà nước Văn Lang của HS.

Với câu hỏi : Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? GV sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Cách tiến hành như sau :

GV có thể tạo tình huống có vấn đề như sau : Khoảng thế kỉ VIII – VII TCN, trong các bộ lạc ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo, xung đột xảy ra và cả những mối đe doạ từ bên ngoài... Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì ? Với câu hỏi như thế, tình huống có vấn đề đã được đặt ra, điều đó kích thích HS phải suy nghĩ, tìm tòi và giải quyết trên cơ sở kiến thức ở nội dung thông tin.

V iế t ý k iế n c á n hâ n 4 V iế t ý k iế n cá n hâ n

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 28 - 30)