I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯ UÝ KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI HỌC ĐỊA LÍ
2. Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển)
a) Đọc thông tin, trao đổi và trả lời các câu hỏi : – Lớp vỏ khí là gì ?
– Không khí tập trung chủ yếu ở độ cao nào và thay đổi như thế nào khi lên cao ?
Lớp vỏ khí (khí quyển) là lớp không khí bao quanh Trái Đất với chiều dày lên tới trên 60.000km. Không khí càng lên cao càng loãng. Khoảng 90% không khí tập trung ở độ cao gần 16km sát mặt đất. Phần còn lại tuy dày tới hàng chục nghìn kilômét nhưng chỉ có 10% không khí.
b) Quan sát hình 2, kết hợp đọc thông tin dưới đây và chọn các ý ở cột A : (A), (B), (C) ghép với các ý ở cột B : a), b), c) sao cho phù hợp.
Hình 2. Các tầng khí quyển
Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin, phân tích hình 2 để trả lời các câu hỏi và ghép các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ. HS làm việc cá nhân trước, sau đó trao đổi nhóm, thống nhất kết quả và chuẩn bị báo cáo với GV. Để thực hiện nhiệm vụ này, HS đọc kĩ thông tin để trả lời câu hỏi ý a, phân tích hình 2, để ghép được nội dung ở ý b.
Bước 3 : Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. Có nhiều cách để các nhóm báo cáo kết quả làm việc như : lựa chọn một số nhóm báo cáo, các nhóm còn lại so sánh với kết quả làm việc của nhóm mình, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn và cùng nhau hoàn chỉnh sản phẩm dưới sự hướng dẫn của GV và giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm ra nội dung giống và khác nhau giữa các nhóm, chỉnh sửa sản phẩm của nhóm mình, tóm tắt và tự ghi kết quả vào vở,...
Bước 4 : GV đánh giá kết quả hoạt động của HS và chỉnh sửa những sai sót của HS nếu có. GV đánh giá HS thông qua quá trình làm việc cá nhân, sản phẩm của cá nhân, thông qua trao đổi nhóm, thông qua việc góp ý trao đổi giữa các nhóm với nhau,... Trong quá trình các nhóm làm việc, GV quan sát và giúp đỡ các nhóm còn gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi thắc mắc hoặc chưa rõ của HS.