Về nội dung

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 58 - 60)

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

2. Về nội dung

Bài học được trình bày theo cấu trúc chung với 5 hoạt động : Hoạt động khởi động – liên hệ với những hiểu biết về lịch sử, địa lí của HS ở nơi sinh sống, chia sẻ với các bạn trong nhóm, tạo không khí hoạt động tích cực để dẫn vào môn học ; Hoạt động hình thành kiến thức - đề cập tới cấu trúc và vai trò cơ bản của môn Khoa học xã hội, phương pháp học tập môn Khoa học xã hội, trong đó, nhấn mạnh đến vấn đề tự học ; Hoạt động luyện tập và Hoạt động vận dụng với nội dung xây dựng sơ đồ các bài học trong môn Khoa học xã hội và lựa chọn phương pháp học tập cho cá nhân ; Hoạt động tìm tòi mở rộng - yêu cầu HS thể hiện rõ cách tự học của mình qua việc tự lập kế hoạch tự học ở nhà môn Khoa học xã hội trong từng tuần của năm học.

Điểm lưu ý ở bài học này là HS trình bày được các loại bài học : liên môn, Lịch sử, Địa lí, tên các bài học và trình bày được cách học, hình thức học tập mà các em thấy hiệu quả. GV cũng cần kiểm tra kết quả lập kế hoạch tự học tập của HS.

Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học : HS phải tự tìm tòi, khám phá và lựa chọn cách tự học phù hợp với phong cách học của cá nhân. Tuy nhiên, GV cần lưu ý HS thực hiện theo những yêu cầu về tổ chức tự học mà tài liệu đưa ra, đảm bảo đạt

được mục tiêu của bài học với sản phẩm đã được xác định rõ, là bản kế hoạch học tập của HS.

BÀI 2. BẢN ĐỒ VÀ CÁCH SỬ DỤNG BẢN ĐỒ1. Về mục tiêu 1. Về mục tiêu

Bài học được xây dựng chủ yếu trên các kiến thức, kĩ năng thuộc phân môn Địa lí. Tuy nhiên, trong phân môn Lịch sử cũng có khá nhiều bản đồ được sử dụng và HS cũng cần được rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ. Mục tiêu của bài học giúp cho HS biết được khái niệm về bản đồ ; tỉ lệ bản đồ ; các cách thể hiện đối tượng địa lí, lịch sử trên bản đồ và quan trọng hơn cả là biết cách đọc và sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.

2. Về nội dung

– Bài 2 bao gồm một số nội dung của các bài : 2, 3 và 5 trong SGK Địa lí 6 hiện hành ; trật tự các nội dung trong bài học lần lượt theo nội dung từ bài 2, 3 đến bài 5, song có sự điều chỉnh một số nội dung giữa các hoạt động cho phù hợp. Cụ thể :

+ Bài 2 trong SGK Địa lí 6 hiện hành đã được giảm tải, vì vậy chỉ có khái niệm bản đồ được đưa vào trong bài này.

+ Lược bớt ý a và b của mục 2, bài 3 trong SGK Địa lí 6 hiện hành và đưa một phần nội dung của mục 2 vào hoạt động thực hành của bài học này.

+ Thêm nội dung về cách sử dụng bản đồ nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập Lịch sử và Địa lí và trong đời sống.

Bài 2 là bài học liên môn Lịch sử và Địa lí, nên có thêm bản đồ lịch sử ở hoạt động luyện tập (Bản đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40) ; bổ sung thêm một số loại và dạng kí hiệu lịch sử trong mục kí hiệu bản đồ.

Nội dung của bài học gồm 3 đơn vị kiến thức :

+ Tìm hiểu về bản đồ và tỉ lệ bản đồ : khái niệm bản đồ, ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ và hai dạng thể hiện của tỉ lệ bản đồ.

+ Nhận biết kí hiệu bản đồ : một số loại và dạng kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí và lịch sử trên bản đồ.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 58 - 60)