I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯ UÝ KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI HỌC LỊCH SỬ
3. Tìm hiểu thể chế nhà nước ở phương Đông và phương Tây cổ đạ
- Yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 10 và 11 trong tài liệu Hướng dẫn học (trang 33, 34) để thực hiện các yêu cầu sau :
Các ông vua của phương Đông cổ đại có tên gọi như thế nào ? Họ có những quyền gì ? Em hãy miêu tả hình 10.
Chỗ nào không hiểu, có thể hỏi bạn hoặc nhờ sự trợ giúp của GV.
HS thảo luận xong, GV yêu cầu trình bày kết quả với mình hoặc nếu có thời gian, đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Tiếp đó, một hoặc hai em miêu tả hình 10 và hình 11 (gợi ý : thành phần tham gia, không khí đại hội, những ai có quyền giơ tay phát biểu,...).
Ở hoạt động này, GV sử dụng phương pháp trao đổi, đàm thoại kết hợp với phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để trả lời các câu hỏi và miêu tả các hình ảnh trong mục.
Cuối cùng, GV kết luận và bổ sung thêm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. GV phôtô phiếu học tập trong tài liệu Hướng dẫn học (trang 34, 35) cho HS
thực hiện. Sau đó, hướng dẫn HS điền vào chỗ trống (…) để hoàn thành phiếu học tập.
2.GV hướng dẫn HS xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông và phương
Tây trên lược đồ thế giới (phiếu học tập (trang 35) đã được phôtô và phát cho từng em).
3. GV động viên các em không nhìn vào tài liệu Hướng dẫn học để hoàn thành
bảng, mà biểu đạt bằng sự hiểu biết của mỗi em.
4.GV hướng dẫn HS dựa vào nội dung bài học để tìm hiểu xem những địa danh ở
cột bên trái phù hợp với tên quốc gia nào ở cột bên phải và cho HS ghi số thứ tự và chữ cái tương ứng vào vở.
5.Tổ chức lớp thành các nhóm, thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi sau : Giai
cấp nào có vai trò quan trọng nhất trong xã hội phương Đông và phương Tây cổ đại ? Vì sao ?
HS thảo luận xong, GV yêu cầu trình bày kết quả với mình hoặc nếu có thời gian, đại diện nhóm trình bày trước lớp. GV nhận xét và sửa chữa, hoàn thiện.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và bạn bè, em tìm hiểu thêm về nội dung sau :
- Quyền lực của vua chuyên chế cổ đại phương Đông được thể hiện như thế nào ? - Nguồn gốc, vị trí và vai trò của giai cấp nô lệ trong xã hội phương Tây cổ đại. - Nếu sống ở thời cổ đại và có quyền lựa chọn quốc gia để sinh sống, em sẽ chọn là công dân nước Ai Cập hay Hi Lạp ? Vì sao ?
* Thông tin bổ trợ cho giáo viên
1. Thị quốc
Còn gọi là thành bang, quốc gia - thành thị.
Hình thức tổ chức nhà nước thời cổ đại (Hi Lạp). Về cơ bản, mỗi quốc gia bao gồm một thành thị và vùng phụ cận. Mỗi quốc gia tồn tại một cách độc lập, cư dân khai thác những sản vật địa phương và mở mang các ngành nghề thủ công riêng. Các thị quốc có quan hệ mật thiết với nhau trong việc mua bán, trao đổi sản vật.
Mỗi quốc gia thành thị có thành, chợ, lâu đài, đền thờ, phố xá, đường lớn,... Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
Quyền lực xã hội nằm trong tay các chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn, song cũng hình thành thể chế dân chủ : Đại hội công dân bầu cử các cơ quan nhà nước và quyết định mọi việc quan trọng của quốc gia.
2. Đấu sĩ
Những nô lệ thời đế quốc Rô-ma có võ nghệ, phải đọ kiếm, đấu gươm với nhau để mua vui cho chủ nô, nhiều người đã chết ở trường đấu. Vì vậy, người nô lệ - đấu sĩ đã nổi dậy hay tham gia nhiều cuộc khởi nghĩa nô lệ. Ví dụ, năm 73 TCN, các nô lệ - đấu sĩ của một trường đấu gần Rô-ma đã khởi nghĩa, do Xpác-ta-cút lãnh đạo. Cuộc đấu tranh thu hút hàng vạn nô lệ và dân nghèo I-ta-li-a tham gia.