BÀI 16 KHÔNG KHÍ VÀ CÁC KHỐI KHÍ (2 tiết)

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 139 - 141)

I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯ UÝ KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI HỌC ĐỊA LÍ

BÀI 16 KHÔNG KHÍ VÀ CÁC KHỐI KHÍ (2 tiết)

Chuẩn bị cho giờ học :

Giáo viên :

-Chuẩn bị khung ô chữ.

- Tranh ảnh liên quan đến không khí, hơi nước trong không khí, các tầng khí quyển, biểu đồ các thành phần của không khí,...

Học sinh :

-Sách, vở, đồ dùng học tập.

-Sưu tầm thông tin về khí quyển, các khối khí (nếu có điều kiện).

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

-Mục đích : Kiểm tra những kiến thức HS đã được học ở các bài trước đây, kết nối với tên của bài mới. Đồng thời, tìm xem HS đã có những kiến thức gì liên quan đến không khí và các khối khí. Như vậy, hoạt động khởi động đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa cái đã biết, cái muốn biết và chưa biết. Trên cơ sở đó, GV cùng với HS hình thành những nội dung kiến thức của bài mới.

Tìm từ chìa khóa ở cột A bằng cách trả lời các câu hỏi và điền từ vào ô trống theo hàng ngang. Em có những hiểu biết gì về nội dung của từ chìa khoá ?

a. Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu gọi là gì ? b. Trong hệ Mặt Trời hành tinh nào gần Mặt Trời nhất ?

c. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta nằm trong vùng biển nào ? d. Núi lửa và động đất do lực nào sinh ra ?

đ. Dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m là gì ?

g. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời được gọi là chuyển động gì ? h. Vĩ tuyến gốc được gọi là gì ?

-Trong hoạt động khởi động, tài liệu Hướng dẫn học sử dụng trò chơi ô chữ, với 8 từ hàng ngang, phối hợp để tìm ra từ chìa khoá hàng dọc : KHÔNG KHÍ, sau đó bằng hiểu biết của mình, HS viết ra những nội dung đã biết về không khí và trao đổi với các bạn trong nhóm.

Để thực hiện hoạt động này, GV có thể hướng dẫn HS thực hiện theo các bước sau đây :

Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS, hướng dẫn HS làm việc cá nhân trước.

Bước 2 : Trên cơ sở kết quả làm việc cá nhân, HS tiến hành trao đổi nhóm, tìm từ chìa khoá và nhanh chóng có tín hiệu báo cáo kết quả với GV.

Bước 3 : Các nhóm báo cáo với GV và cả lớp kết quả làm việc. Bước 4 : GV đánh giá, nhận xét và kết nối với bài học mới.

-Hoạt động này GV có thể đánh giá HS bằng các cách khác nhau như : quan sát HS trong thời gian làm việc cá nhân ; đánh giá sản phẩm của cá nhân HS ; đánh giá thông qua việc thảo luận với cả nhóm.

-Hoạt động khởi động trong tài liệu Hướng dẫn học chỉ là một tình huống để HS bộc lộ những biểu biết của mình về nội dung bài học và tạo hứng thú học tập cho HS. Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, GV có thể điều chỉnh, sử dụng những tranh ảnh minh hoạ gần gũi với địa phương HS hoặc lựa chọn cách khởi động khác để đem lại hiệu quả cao hơn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động hình thức kiến thức gồm các hoạt động : Tìm hiểu thành phần của không khí ; Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ khí ; Tìm hiểu các khối khí ; Tìm hiểu về nhiệt độ không khí ; Tìm hiểu về sự thay đổi của nhiệt độ không khí.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 139 - 141)