Quan hệ giữa nội dung tài liệu Hướng dẫn học và phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 64 - 65)

I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯ UÝ KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI HỌC LỊCH SỬ

1. Quan hệ giữa nội dung tài liệu Hướng dẫn học và phương pháp giảng dạy

Theo tinh thần đổi mới của tài liệu Hướng dẫn học, vấn đề phát huy, rèn luyện kĩ năng và năng lực tư duy độc lập của HS, không được sử dụng trong giảng dạy đang trở thành một yêu cầu bức thiết. Vì vậy, nội dung chủ yếu được biên soạn trong tài liệu Hướng dẫn học là sự kiện lịch sử, quan hệ giữa các sự kiện, tính liên tục của các sự kiện trong tiến trình lịch sử. Hơn nữa, phần lịch sử ở lớp 6 vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát, hệ thống. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra không phải chỉ là học ghi nhớ cụ thể, chi tiết hay khái quát về quá khứ, về xã hội nguyên thuỷ, về xã hội cổ đại, chuẩn bị cho việc học tập một cách đầy đủ và sâu rộng phần lịch sử thời trung đại, cận - hiện đại ở các lớp 7, 8, 9 mà vừa có tính chất ôn tập, vừa có yêu cầu hệ thống hoá một cách chặt chẽ hơn, nâng cao trình độ nhận thức về các sự kiện cơ bản trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội nguyên thuỷ và xã hội cổ đại. Các sự kiện được đề cập đến đều nhằm phục vụ một yêu cầu nhất định về kiến thức hay thái độ, tư tưởng. Để đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực tự học, phát huy tính tích cực của HS đồng thời góp phần giúp HS tự khám phá và nhận thức nội dung trọng tâm của các bài học, GV cần xem lại phần lịch sử xã hội nguyên thuỷ, xã hội cổ đại, tiếp cận với các thành tựu khoa học mới có liên quan.

Về các câu hỏi trong tài liệu Hướng dẫn học, GV cần tổ chức, hướng dẫn HS trả lời, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bài học, nếu thời gian cho phép, GV có thể đặt thêm các câu hỏi phụ, phù hợp với trình độ nhận thức của HS hoặc phù hợp với mục tiêu bài học. Đồng thời, GV có thể chủ động trong việc tổ chức dạy học và đặt câu hỏi

cho HS phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, vẫn phải tuân thủ 5 bước của tài liệu Hướng dẫn

học Khoa học xã hội 6.

Theo tinh thần chung của tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 có thể không

trình bày một số mục có tính chất nhận định hay đánh giá, như nhận định về nguồn gốc của loài người, thắng lợi hay ý nghĩa lịch sử của một cuộc kháng chiến mà thay bằng một số câu hỏi. Trong quá trình thực hiện, tuỳ theo mục tiêu của bài học, GV có thể sử dụng các câu hỏi trong Hướng dẫn học hoặc đặt thêm một số câu hỏi khác nhằm tăng thêm tính sinh động của bài học. Sự kết hợp giữa nội dung và phương pháp ở đây vừa nhằm củng cố những kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm về lịch sử, vừa rèn luyện tư duy độc lập của HS, giảm bớt tính áp đặt và cách học thuộc lòng.

Về các nhân vật lịch sử cũng vậy, tài liệu Hướng dẫn học chỉ nêu các nhân vật chính, không đánh giá hay bình luận. GV và HS có thể cùng trao đổi để tìm hiểu và khai thác.

Trong hoàn cảnh hiện nay, tuy còn nhiều hạn chế và chưa đồng đều ở các địa phương khác nhau, số lượng thiết bị và đồ dùng dạy học ở một số địa phương đã khá phong phú. Vì vậy việc suy nghĩ và có phương pháp khai thác, sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học là cần thiết.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 64 - 65)