Kĩ thuật “khăn trải bàn”

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 30 - 31)

II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

Kĩ thuật “khăn trải bàn”

ra như sau :

Kĩ thuật “khăn trải bàn”

1

Viết ý kiến cá nhân

Ý kiến chung của cả nhóm về hoàn cảnh

nhà nước Văn Lang 2

ra đời

Viết ý kiến cá nhân

3

5

-Chia HS thành các nhóm.

-Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi và viết ý trả lời vào phần mang số của mình.

-Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời.

-Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa.

Với câu hỏi : Tên đầu tiên của nước ta là gì, đóng đô ở đâu ? Do ai đứng đầu ? GV sử dụng phương pháp dạy học trao đổi, đàm thoại. Cách tiến hành như sau :

Trước hết, GV nêu câu hỏi ở trên, đây chính là vấn đề HS phải trao đổi, đàm thoại với bạn để trả lời. HS muốn trả lời được câu hỏi này phải làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục của tài liệu Hướng dẫn học, độc lập suy nghĩ, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích và tự rút ra nội dung trả lời, sau đó trao đổi, đàm thoại với bạn trong nhóm, thống nhất nội dung để trả lời thầy/cô giáo về tên đầu tiên của nước ta, nơi đóng đô, người đứng đầu nhà nước Văn Lang. Trong quá trình sử dụng phương pháp dạy học trao đổi đàm thoại, GV chú ý phát huy tính tích cực của HS, thường xuyên nêu các câu hỏi gợi mở để kịp thời định hướng tư duy cho HS, cần tôn trọng, động viên, khích lệ HS.

Ví dụ 2 : Bài 17. Khí áp và các loại gió

-Hoạt động hình thành kiến thức của bài này gồm các hoạt động : Tìm hiểu khí áp và các đai khí áp trên Trái Đất ; Tìm hiểu gió và các hoàn lưu khí quyển. Để biết được nguyên nhân sinh ra gió và các loại gió thổi trên Trái Đất, HS phải đi tìm hiểu về khí áp.

- Đối với nội dung Tìm hiểu khí áp và các đai khí áp trên Trái Đất, mục tiêu là : trình bày được khái niệm khí áp và sự phân bố các đai áp cao, áp thấp trên Trái Đất ; dựa vào hình vẽ nhận xét được sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.

- Trong tài liệu Hướng dẫn học, mạch kiến thức được trình bày lô gic, HS cần phải tìm hiểu khái niệm về khí áp, khí áp đó được đo bằng dụng cụ gì ? để hoàn thành được yêu cầu này, HS đọc đoạn hội thoại, sau đó HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi : Trên Trái Đất có mấy đai khí áp. Nêu sự phân bố các đai khí áp từ Xích đạo về hai cực. Hình thức tổ chức hoạt động là cặp đôi, hai HS đóng vai đọc đoạn hội thoại, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

-Phương tiện dạy học được sử dụng trong hoạt động này là hình vẽ về các đai khí áp trên Trái Đất, HS khai thác hình để tìm ra nội dung kiến thức, thông qua đó HS rèn được kĩ năng bộ môn, đồng thời đây cũng chính là một trong những kĩ thuật dạy học đặc trưng của môn Địa lí, hình thành các khái niệm, thuật ngữ địa lí thông qua biểu tượng, hình ảnh.

- Để HS có ý kiến thảo luận cặp đôi, GV bắt đầu bằng việc cho HS làm việc cá nhân trước, sau khi cá nhân tìm hiểu, có được câu trả lời, HS sẽ tiến hành trao đổi cặp, so sánh với các cặp bên cạnh để khẳng định lại kết quả khám phá của mình, đồng thời thông qua trao đổi cặp, so sánh kết quả với cặp bên cạnh chính là HS tham gia tự đánh giá và đánh giá bạn và điều chỉnh kết quả học tập của bản thân.

- Đánh giá : GV đánh giá HS thông qua quan sát HS làm việc cá nhân và cặp, đánh giá sản phẩm làm việc của cá nhân, cặp đôi ; GV cũng có thể cho HS tự đánh giá và sửa chữa sản phẩm của mình thông qua việc gọi một cặp HS nào đó báo cáo kết quả và GV chuẩn hoá kiến thức. Trong đánh giá HS, GV lưu ý không chỉ đánh giá sản phẩm cuối cùng, đánh giá về kiến thức mà GV cần quan sát, đánh giá khả năng hợp tác, giao tiếp của HS, tinh thần và thái độ học tập của HS.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN (Trang 30 - 31)