Sự thiếu vắng của một số thị trƣờng:

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 43 - 44)

Khi thiếu vắng một số thị trƣờng, cơ chế thị trƣờng tự do cũng sẽ hƣớng đến sự cân bằng tuy nhiên sẽ không có đƣợc sự phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả khi đó. Có thể giải thích sự thiếu vắng các thị trƣờng do 03 đặc tính sau:

Thiếu các hàng hoá tương lai: rõ ràng thị trƣờng không thể bảo đảm luôn có sự đầu tƣ thích hợp để bảo đảm hàng hóa có thể thích hợp trong tƣơng lai. Ví dụ: chừng nào vẫn còn năng lƣợng đủ từ các nguồn khác thì năng lƣợng gió, mặt trời mới có sự đầu tƣ đầy đủ và phù hợp.

Rủi ro: mặc dù cơ chế thị trƣờng nhƣ loại hình bảo hiểm cho phép chuyển rủi ro từ doanh nghiệp hay ngƣời sản xuất sang các công ty bảo hiểm với một khoản phí bảo hiểm nhất định nào đó. Khi đó, phí bảo hiểm có thể làm cân bằng chi phí biên và lợi ích biên của gánh chịu rủi ro. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ đặc điểm chung của thị trƣờng thiếu các hàng hóa tƣơng lai nên thị trƣờng bảo hiểm cũng không thể cung cấp đầy đủ cho tất cả các lĩnh vực. Ví dụ: không có thị trƣờng bảo hiểm dành cho các hiện tƣợng nhƣ sự ấm lên của trái đất, mực nƣớc biển dâng lên và các rủi ro dài hạn khác.

Thiếu thông tin: Thu thập thông tin là một việc tốn kém.Trong thực tế, nhiều thông tin đƣợc giữ bí mật, một số thông tin khác nhƣ kiến thức kỹ thuật và một số hàng hoá phù hợp có thể vẫn tồn tại nhƣng không phải ai cũng có thể tiếp cận. Bên cạnh đó, các thông tin về giá trị của các nguồn tài nguyên (ví dụ đa dạng sinh học…) hay thiệt hại do ô nhiễm… nhiều khi cũng không đầy đủ, rõ ràng; quyết định sản xuất hay tiêu dùng khi không có đầy đủ thông tin sẽ khó mà đạt đƣợc điểm hiệu quả tối ƣu.

Tóm lại, thất bại thị trƣờng do nhiều nhân tố ảnh hƣởng, trong đó nhân tố ảnh hƣởng do tác động của ngoại ứng là phổ biến nhất.

1.4.2 Ngoại ứng và sự thất bại của thị trƣờng a. Khái niệm ngoại ứng (Externality): a. Khái niệm ngoại ứng (Externality):

Khi các nhà kinh doanh trong một nền kinh tế thị trƣờng ra một quyết định về sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu họ đều tính đến giá cả sản phẩm mà họ sản xuất cũng nhƣ chi phí mà họ sẽ phải trả nhƣ tiền công lao động, tiền mua nguyên vật liệu, máy móc... phục vụ cho quá trình sản xuất. Đó chính là những chi phí tƣ nhân của doanh nghiệp, là những khoản chi phí đƣợc thể hiện trong báo cáo tài chính.

Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 35

Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất có những loại chi phí hay lợi ích thể hiện chi phí và lợi ích thực tế của xã hội nhƣng không đƣợc thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay nói cách khác chúng không đƣợc tính là các khoản chi phí hay lợi ích của doanh nghiệp trong quyết định sản xuất của mình. Chúng đƣợc gọi là chi phí hay lợi ích ngoại ứng. Điều tƣơng tự cũng xảy ra đối với hoạt động tiêu dùng.

Nhƣ vậy ngoại ứng xuất hiện khi quyết định sản xuất hay tiêu dùng của một cá nhân hay một tổ chức này có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân hay tổ chức khác mà không thông qua giá cả thị trƣờng. Thuật ngữ ngoại ứng có thể đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau, có thể là “ảnh hƣởng ngoại vi” hay là “tác động bên ngoài”.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)