b) Quyền tài sản thuộc về chủ thể bị ảnh hƣởn gô nhiễm
2.3.2 Những vấn đề với việc sử dụng quyền sở hữu
Chi phí giao dịch : Ở ví dụ trên chỉ có ngành thủy sản là bên bị ảnh hƣởng ô nhiễm môi trƣờng, vấn đề sẽ nhƣ thế nào nếu chủ thể bị ảnh hƣởng ô nhiễm môi trƣờng rất đa dạng: nhiều hộ gia đình sinh sống, các ngành sản xuất khác sử dụng dòng sông cho sinh hoạt và hoạt động giải trí. Quá trình mặc cả đàm phán không chỉ giữa 02 chủ thể với nhau mà là giữa một bên và bên kia là hàng trăm hàng ngàn ngƣời. Chi phí giao dịch phát sinh do vậy có khi vƣợt quá chi phí bồi thƣờng mang lại và thỏa thuận vì thế sẽ không diễn ra.
Tài nguyên tự do tiếp cận: Chất lƣợng môi trƣờng là một dạng hàng hóa công cộng, ví dụ nếu chất lƣợng nƣớc sông, không khí đƣợc cải thiện thì tất cả mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng lợi và câu hỏi đặt ra là “Tại sao tôi lại phải trả tiền để cải thiện chất lƣợng nƣớc, trong khi ngƣời hàng xóm sử dụng mà không phải trả bất cứ thứ gì?”. Vì vậy, sẽ dẫn đến vấn đề có những cá nhân trong xã hội tiêu dùng hàng hóa công cộng mà không phải trả chi phí nào dù hàng hóa đó đƣợc hình thành từ những khoản chi phí lớn của xã hội, những cá nhân đó trong kinh tế học môi trƣờng gọi là “ Kẻ ăn không” – Free rider.
Vấn đề “ăn không” này thật sự làm mất cơ hội đạt đƣợc cân bằng hiệu quả xã hội. Hàng hóa môi trƣờng càng có tính chất công cộng càng cao thì phƣơng pháp phân định quyền tài sản càng có ít cơ may phát huy tác dụng. Đặc biệt là đối với việc tiếp cận và sử dụng các loại tài nguyên tự do tiếp cận bởi không thể xác định đƣợc quyền sở hữu tƣ nhân đối với tài nguyên tự do tiếp cận này.
Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 61
Chủ sở hữu tài sản không nắm bắt được giá trị xã hội của tài nguyên môi trƣờng mà mình đang sở hữu. Ví dụ chủ hòn đảo ở trên đã chỉ ra rằng do không nắm bắt đƣợc giá trị xã hội của việc để hòn đảo hoang vu nhƣ một khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, bảo vệ sự đa dạng sinh học nên đã quyết định đầu tƣ khai thác thành một khu du lịch khách sạn nghỉ dƣỡng với tổng giá trị mang lại thấp hơn.