Mô hình mớ

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 128 - 132)

- NM có chi phí xử lý ô nhiễm biên thấp NM có chi phí xử lý ô nhiễm biên cao

b. Sự cần thiết và tính tất yếu khách quan của Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng

3.6.3 Mô hình mớ

Mô hình mới này ghi nhận vai trò và ảnh hƣởng của thị trƣờng và cộng đồng trong việc ràng buộc chủ thể gây ô nhiễm phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng. Chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng khu vực là đối tƣợng bị chịu ảnh hƣởng trực tiếp và dễ bị tổn thƣơng nhất bởi các quyết định về kinh tế - xã hội, do đó sự cần thiết phải có sự tham gia đóng góp ý kiến/ kể cả việc kiểm tra/giám sát của cộng đồng đối với chủ thể gây ô nhiễm hay các vấn đề ô nhiễm đang phải đối mặt.

Để cho mối quan hệ giữa ba bên là cộng đồng, thị trƣờng và cơ quan quản lý với chủ thể gây ô nhiễm phát huy đƣợc hiệu quả của nó cần phải có các điều kiện sau :

- Cơ quan quản lý môi trƣờng phải tạo cơ hội cho cộng đồng thực hiện việc đàm phán với các nhà sản xuất địa phƣơng trong việc giải quyết vấn đề về môi trƣờng.

Chủ thể gây ô nhiễm/Vấn đề ô nhiễm Cộng đồng Thị trƣờng Nhà nƣớc Cơ quan QLMT Chủ thể gây ô nhiễm Nhà nƣớc Cơ quan QLMT

Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 120

- Nhà nƣớc cần tăng cƣờng thông tin hiện trạng môi trƣờng của các nhà máy để cho thị trƣờng và cộng đồng có những phản ứng kịp thời.

- Cần tăng cƣờng giáo dục nhận thức về môi trƣờng cho cộng đồng nhằm đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của việc quản lý môi trƣờng đối với các chủ thể gây ô nhiễm.

Phƣơng thức quản lý dựa vào cộng đồng là một trong ba phƣơng thức quản lý: (1) Nhà nƣớc quản lý tập trung, (2) Quản lý dựa vào cộng đồng, (3) Cộng đồng tự quản lý; trong đó, phƣơng thức quản lý dựa vào cộng đồng có 5 cấp độ

Cấp độ thông báo: Nhà nƣớc ra quyết định, thông báo và hƣớng dẫn cộng đồng tham gia quản lý.

Cấp độ tham vấn: Cộng đồng cung cấp thông tin, Nhà nƣớc tham khảo ý kiến của cộng đồng để đƣa ra quyết định, thông báo và hƣớng dẫn cộng đồng tham gia quản lý.

Cấp độ cùng thực hiện: Cộng đồng có cơ hội và đƣợc phép tham gia thảo luận, góp ý kiến để đƣa ra quyết định và đƣợc tham gia quản lý.

Cấp độ đối tác: Nhà nƣớc và cộng đồng cùng quản lý.

Cấp độ chủ trì: Cộng đồng đƣợc Nhà nƣớc trao quyền quản lý, Nhà nƣớc chỉ thực hiện việc kiểm soát.

Do vậy để mô hình cộng đồng tham gia BVMT phát huy có hiệu quả cần phải có ba nguyên tắc cơ bản, đó là:

tăng quyền lực của cộng đồng : phát triển sức mạnh của cộng đồng trong xây dựng mô hình BVMT thông qua việc các cơ quan quản lý khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và trao quyền lực chủ động cho cộng đồng trong những lĩnh vực cụ thể.

sự công bằng : là sự bình đẳng giữa mọi cá nhân và tổ chức trong việc tiếp nhận thông tin, quyền đƣợc hƣởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp, lợi ích vật chất và chi phí vật chất, lợi ích trƣớc mắt và lâu dài do việc triển khai các mô hình BVMT mang lại.

tính hợp lý về sinh thái và sự phát triển bền vững : đòi hỏi cộng đồng nhận thức và tổ chức thực hiện các hoạt động của mình một cách hợp lý và bền vững về sinh thái.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 đề cập tới các công cụ cho quản lý môi trƣờng, có 4 loại công cụ đƣợc phân tích trong phần này là công cụ pháp lý thông qua việc tăng cƣờng quyền tài sản, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật và công cụ tuyên truyền và giáo dục nhận thức môi trƣờng.

Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 121

Trong bốn loại công cụ đó mỗi loại có một vai trò đặc thù riêng trong cấu thành tổng hợp của các công cụ quản lý môi trƣờng. Trong đó, công cụ đƣợc phân tích chi tiết và tỷ mỷ nhất chính là công cụ kinh tế, công cụ này phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị trƣờng có sự điều hành và quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó các công cụ khác đóng vai trò không nhỏ trong việc bảo vệ môi trƣờng phù hợp với xu hƣớng ngày càng phát triển và tiến bộ của con ngƣời trong mục tiêu chung của thời đại là hƣớng đến một nền kinh tế phát triển kinh tế bền vững.

Tuy nhiên, thực tế do quy mô phát triển kinh tế của từng nƣớc, từng khu vực và từng địa phƣơng là khác nhau nên tùy theo từng giai đoạn phát triển cần phải lựa chọn công cụ quản lý môi trƣờng phù hợp. Đó chính là một phần nội dung nghiên cứu trong chƣơng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:

1. Field B. and N. Olewiler, 2005. Kinh tế môi trường. Phiên bản Canada cập nhật lần 2, McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada,Chƣơng 5,9,13.

2. PGS.TS Bùi Cách Tuyến, 2014. Một số vấn đề về quỹ bảo vệ môi trường – NXB Tƣ pháp, Chƣơng 1 và 2.

3. PGS.TS Hoàn Xuân Cơ, 2005. Giáo trình kinh tế môi trường, NXB Giáo Dục, Chƣơng 2.

4. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, 2003.Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường. NXB Hà Nội,Chƣơng 2.

5. TS. Nguyến Mậu Dũng – TS. Vũ Thị Phƣơng Thụy - PGS. TS. Nguyễn Văn Song, 2009. Giáo Trình Kinh Tế Môi Trường,Chƣơng 4 và 5.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu các điều kiện cần thiết để có thể áp dụng các công cụ kinh tế trong quan lý môi trƣờng.

2. Hãy phân tích bản chất của các vấn đề: Trợ cấp; đặt cọc hoàn trả; ký quỹ cho bảo vệ môi trƣờng? Lấy ví dụ thực tiễn để phân tích và chứng minh.

3. Thế nào là giấy phép thải có thể chuyển nhƣợng? Thị trƣờng giấy phép thải là gì? Động cơ nào khiến các doanh nghiệp muốn mua/ hoặc bán giấy phép?

Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 122

4. Phí xả thải là gì? Dựa trên những căn cứ nào để xác định mức phí thải có hiệu quả? Các doanh nghiệp có đƣờng MAC khác nhau sẽ ứng xử nhƣ thế nào khi phải tuân thủ một mức phí thải thống nhất? Sử dụng đồ thị để phân tích.

5. Tiêu chuẩn phát thải và phí xả thải, công cụ nào đƣợc ƣa thích hơn trong quản lý môi trƣờng trong trƣờng hợp thông tin không hoàn hảo. Sử dụng đồ thị để chứng minh. 6. Công cụ giáo dục và truyền thông môi trƣờng có vai trò nhƣ thế nào đối với việc quản

lý môi trƣờng liên hệ với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững (đã học ở chƣơng 1)?

BÀI TẬP

7. MDCU và MDCR là hàm thiệt hại biên của ô nhiễm mônôxít khu vực thành thị và nông thôn một cách tƣơng ứng : MDCR = 5ER; MDU = 10EU và MAC = 600 – 5E

a. Tìm tiêu chuẩn thải hiệu quả xã hội cho mỗi vùng ;

b. Giả sử ngƣời quản lý áp dụng một tiêu chuẩn đồng bộ ở mức thải trung bình cộng của hai mức thải hiệu quả. Thiệt hại quá mức của khu vực thành thị do kiểm soát chƣa đủ mức và của khu vực nông thôn do kiểm soát quá mức là bao nhiêu?

8. Giả sử có hai doanh nghiệp dệt cùng đƣa nƣớc thải sản xuất vào một hồ nƣớc tự nhiên và gây ra ô nhiễm hồ nƣớc đó. Biết rằng các hàm chi phí giảm thải biên mỗi doanh nghiệp nhƣ sau: MAC1 = 900 - Q và MAC2 = 400 - 0,5Q

Trong đó : Q là lƣợng nƣớc thải (m3); Chi phí giảm thải là (USD).

a. Nếu không có sự quản lý của Nhà nƣớc, tổng lƣợng thải của 2 doanh nghiệp là bao nhiêu?

b. Doanh nghiệp nào có khả năng giảm thải kém hơn. Tại sao?

c. Để bảo vệ hồ nƣớc, cơ quan quản lý môi trƣờng muốn tổng mức thải hai doanh nghiệp chỉ còn 800m3

bằng biện pháp thu một mức phí thải nhƣ nhau cho mỗi m3 nƣớc thải. Hãy xác định mức phí thải đó, và lƣợng nƣớc thải mà mỗi doanh nghiệp sẽ xả vào hồ.

d. Xác định tổng chi phí giảm thải của 2 doanh nghiệp trên. (Thể hiện các kết quả trên đồ thị)

Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 123

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)