Áp dụng và lắp đặt thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 58 - 61)

Phân tích trên chúng ta đã giả định rằng mức ô nhiễm có thể đƣợc điều chỉnh thông qua việc điều chỉnh sản lƣợng, tuy nhiên trong thực tế, có thể không nhất thiết phải thay đổi sản lƣợng mà chỉ cần chi phí cho việc kiểm soát ô nhiễm thông qua việc áp dụng các công nghệ, thiết bị xử lý ô nhiễm.

Cơ sở của thực tế này dựa trên lý luận rằng với ô nhiễm xảy ra, chúng ta có thể xử lý nhƣ sau :

 Không xử lý ô nhiễm (gánh chịu toàn bộ thiệt hại gây ra) ;

 Chỉ xử lý một phần ô nhiễm và sẽ chịu đựng những thiệt hại còn lại do ô nhiễm gây ra (chi phí thiệt hại do ô nhiễm) ;

 Xử lý toàn bộ ô nhiễm ;

Theo quan điểm của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế sẽ đạt đƣợc tại một mức ô nhiễm mà tại đó tổng các chi phí môi trƣờng bao gồm chi phí kiểm soát ô nhiễm và giá trị thiệt hại môi trƣờng là thấp nhất. Điều này có nghĩa là chúng ta cần xem xét sự đánh đổi tối ƣu giữa chi phí và lợi ích của việc giảm ô nhiễm.

Để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận này, trƣớc hết chúng ta cần đề cập một số khái niệm có liên quan, đó là chi phí thiệt hại môi trƣờng và chi phí giảm ô nhiễm môi trƣờng.

Chi phí thiệt hại biên (MDC-Marginal Damage Cost) :

Nói đến thiệt hại môi trƣờng là nói đến tất cả các tác động bất lợi mà những ngƣời sử dụng môi trƣờng gánh chịu do môi trƣờng bị ô nhiễm, suy thoái.

Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 50

Những tác động bất lợi này có nhiều dạng khác nhau và thay đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể.

Ví dụ : ô nhiễm dòng sông, thiệt hại là sự suy giảm thu nhập của ngƣ dân hoặc là việc không sử dụng đƣợc dòng sông làm nơi vui chơi giải trí nữa hoặc nguy cơ cao

hơn cho con ngƣời nhiễm phải những căn bệnh do nguồn nƣớc ô nhiễm gây ra. Nói chung ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn.

Một hàm thiệt hại thể hiện mối quan hệ giữa số lƣợng chất thải và giá trị thiệt hại của chất thải đó. Các hàm thiệt hại có thể biểu diễn theo nhiều cách nhƣng trong phân tích của chúng ta sẽ sử dụng hàm chi phí thiệt hại biên-MDC.

Một hàm chi phí thiệt hại biên – thể hiện mức thay đổi thiệt hại khi lƣợng chất thải hoặc nồng độ chất gây ô nhiễm trong môi trƣờng thay đổi một đơn vị.

Hàm MDC nói chung có độ dốc đi lên từ trái sang phải thể hiện sự gia tăng nhanh của thiệt hại khi lƣợng chất thải ngày càng nhiều. Trên đồ thị, những diện tích nằm dƣới đƣờng thiệt hại biên tƣơng ứng với các mức tổng thiệt hại, ví dụ nếu mức thải là W1 thì tổng chi phí thiệt hại sẽ là diện tích OBW1.

Chí phí giảm ô nhiễm biên (Marginal Abatement Cost)

Chi phí giảm ô nhiễm là những chi phí để làm giảm lƣợng chất gây ô nhiễm đƣợc thải vào môi trƣờng hoặc làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm ở môi trƣờng xung quanh. Chi phí giảm ô nhiễm khác nhau tuỳ theo loại ô nhiễm và nhiều yếu tố khác. Ngay cả với những nguồn tạo ra cùng loại chất thải thì chi phí giảm thải vẫn có thể khác nhau do có những khác biệt về đặc điểm công nghệ của quá trình vận hành hoặc vị trí phát thải (nông thôn, thành thị). W1 W2 Wm A B D E C MAC O Chi phí Lƣợng thải MDC W*

Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 51

Chi phí giảm ô nhiễm hay giảm thải biên (MAC) thể hiện sự gia tăng trong tổng chi phí giảm thải để làm giảm đƣợc một đơn vị chất thải gây ô nhiễm hay nói cách khác đó là chi phí giảm thải đƣợc giảm nếu để lƣợng chất thải tăng lên thêm một đơn vị.

Nói chung các đƣờng MAC có hƣớng tăng lên từ phải qua trái, cho thấy chi phí giảm thải biên tăng dần. Điều này phù hợp với thực tế là việc làm sạch môi trƣờng ngày càng trở nên khó khăn, thậm chí không thể xử lý đƣợc những đơn vị chất thải cuối cùng do các công nghệ xử lý còn chƣa ra đời hoặc đã có nhƣng rất khan hiếm hoặc rất đắt đỏ nên giá rất cao.

Tổng chi phí giảm ô nhiễm có thể đƣợc tính bằng diện tích nằm bên dƣới đƣờng MAC trong những khoảng xác định khác nhau. Chẳng hạn nhƣ trong hình trên (hình 2.3) để đạt đƣợc nếu mức thải cuối cùng là W1 thì tổng chi phí giảm thải sẽ là diện tích W1AWm.

Kinh tế môi trƣờng đã chỉ ra rằng mức ô nhiễm tại mức MDC = MAC là mức ô nhiễm tối ƣu vì tại đó tổng chi phí môi trƣờng là nhỏ nhất. Từ đồ thị trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy đƣợc là tại mức thải W* (tại đó MAC = MDC), tổng chi phí môi trƣờng là nhỏ nhất, bao gồm tổng chi phí giảm ô nhiễm là diện tích tam giác WmEW* và tổng chi phí thiệt hại là diện tích tam giác 0EW*.

Cụ thể, nếu mức thải tại W1 thì so với W*, thiệt hại do ô nhiễm giảm nhƣng chi phí cho việc giảm ô nhiễm lại tăng thêm quá nhiều. Kết quả là tại W1, tổng chi phí môi trƣờng của xã hội tăng thêm bằng diện tích tam giác EAB. Ngƣợc lại, nếu mức thải tại W2 thì so với W*, chúng ta tiết kiệm đƣợc chi phí giảm ô nhiễm nhƣng lại phải gánh chịu nhiều thiệt hại môi trƣờng hơn và vì thế, tổng chi phí môi trƣờng vẫn tăng thêm bằng diện tích tam giác ECD. Chứng minh về mặt toán học nhƣ sau :

Tại mọi mức thải chúng ta luôn có TEC = TAC + TDC

Trong đó: - TEC: tổng chi phí môi trƣờng ; TAC: tổng chi phí giảm ô nhiễm; - TDC: tổng chi phí thiệt hại do ô nhiễm ; W là lƣợng thải. Vậy TECmin khi   0MACMDC0

dw d dw d dw dTEC TAC TDC

Vì TDC và TAC là hai hàm nghịch biến theo W nên đạo hàm của chúng trái dấu, do vậy ta có MDC – MAC = 0. Nói cách khác TEC nhỏ nhất khi MAC = MDC. Mức thải W* ứng với vị trí mà MAC = MDC đƣợc gọi là mức thải hay mức ô nhiễm tối ƣu.

Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 52

Cần chú ý rằng, trong trƣờng hợp này tại mức ô nhiễm tối ƣu W* mức sản lƣợng sản xuất ra của doanh nghiệp vẫn là QM chứ không phải Q*. Doanh nghiệp vẫn sản xuất ở QM nhƣng tiến hành xử lý để giảm ô nhiễm từ WM về W*.

Điểm mấu chốt cần lƣu ý đối với hai hàm MAC và MDC khi xem xét chúng trong các hình vẽ tổng quát là chúng ta đọc lƣợng chất thải từ bên trái sang phải và đo lƣờng lƣợng chất thải ô nhiễm giảm từ phải qua trái (hàm MAC) cũng nhƣ đánh giá tổng thiệt hại của một mức phát thải cho trƣớc là diện tích dƣới đƣờng MDC giới hạn từ gốc tọa độ đến mức phát thải đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 58 - 61)