Giá trị phi sử dụng:

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 139 - 141)

- NM có chi phí xử lý ô nhiễm biên thấp NM có chi phí xử lý ô nhiễm biên cao

b. Giá trị phi sử dụng:

Là những giá trị có đƣợc không liên quan đến việc sử dụng thực tế (gián tiếp hay trực tiếp) hàng hóa-dịch vụ môi trƣờng. Thay vào đó giá trị phi sử dụng phản ánh sự lựa chọn của con ngƣời có tính đến sự quan tâm, đồng cảm và ghi nhận đối với phúc lợi của các sinh vật khác ngoài con ngƣời. Giá trị không sử dụng bao gồm giá trị tồn tại, lựa chọn và giá trị kế thừa.

Giá trị tồn tại (Existence Value) : các tài nguyên môi trƣờng đều có giá trị thực nội tại của chính bản thân chúng. Giá trị này không liên quan đến việc sử dụng nên đƣợc gọi là giá trị phi sử dụng.

Ví dụ 1: mỗi cá nhân đều cảm thấy hài lòng với việc bảo vệ các cá thể còn lại của một số loài nhƣ loài gấu trúc, loài cá voi xanh lƣng gù, hổ trắng. Hầu nhƣ tất cả mọi ngƣời đều coi trọng sự tồn tại của các loài này hơn là chỉ đơn giản thích thú ngắm nhìn chúng.

Ví dụ 2: có nhiều ngƣời sẵn lòng trả cho sự tồn tại các tài sản môi trƣờng thông qua các quỹ từ thiện bảo vệ động vật hoang dã hay môi trƣờng khác; Họ đánh giá cao sự tồn tại của chính các loài vật này hay mọi ngƣời đều thấy rằng việc bảo vệ bờ biền khỏi nhiễm bẩn là quan trọng dù sự ô nhiễm không có tác động trực tiếp đến cá nhân họ.

Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 131

Giá trị lựa chọn (Option Value): thể hiện bằng việc lựa chọn của cá nhân trong các cách sử dụng môi trƣờng trong tƣơng lai. Có nghĩa là một cá nhân có thể không sử dụng tài nguyên trong hiện tại nhƣng tƣơng lai coi trọng việc sử dụng nó.

Ví dụ : một ngƣời trẻ tuổi có thể sẵn sàng đóng góp vào việc duy trì công viên địa phƣơng dù rằng hiện tại họ ít lui tới, nhƣng trong tƣơng lai khi họ về hƣu sẽ đến công viên nghỉ ngơi và đi dạo.

Giá trị kế thừa (Bequest Value) : là mức giá sẵn lòng trả để bảo vệ môi trƣờng vì lợi ích của các thế hế sau. Ví dụ cá nhân sẵn sàng trả chi phí để bảo vệ và duy trì công viên mặc dù họ hiện tại không sử dụng các dịch vụ và lợi ích từ nó mang lại, nhƣ đi chơi, chạy bộ và tập thể dục trong công viên. Nhƣng họ nghĩ rằng con cháu họ sau này sẽ thích và sử dụng nó nên họ sẵn lòng chi trả trong hiện tại.

Nhƣ vậy có thể nói : Tổng giá trị kinh tế = giá trị sử dụng + giá trị không sử dụng

Ví dụ : TEV của một khu rừng đó là : giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng

- Giá trị sử dụng : giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ) + giá trị sử dụng gián tiếp (hạn chế lũ lụt, xói mòn)

- Giá trị không sử dụng : giá trị tồn tại (bảo tồn tính đa dạng sinh học) + giá trị kế thừa (bảo tồn thiên nhiên cho các thế hệ tƣơng lai tiếp tục sử dụng)+ giá trị lựa chọn (tham quan thắng cảnh/sử dụng dịch vụ rừng trong tƣơng lai)

4.4. Các phƣơng pháp định giá môi trƣờng

Để đánh giá giá trị của hàng hoá môi trƣờng, ngƣời ta xem xét các mặt sau:

(i) Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng. Lý tƣởng nhất là chúng ta có thể sử dụng một phƣơng pháp mà đánh giá đƣợc cả giá trị sử dụng lẫn giá trị không sử dụng. (ii) Lợi ích thu đƣợc từ sự thay đổi (tăng lên hay giảm đi) của chất lƣợng môi trƣờng.

Ngƣời ta thƣờng sử dụng 2 phƣơng pháp sau để đánh giá những lợi ích thu đƣợc từ việc cải tạo chất lƣợng môi trƣờng:

a. Đánh giá trực tiếp thông qua sự giảm xuống của những thiệt hại/chi phí về môi trƣờng. Với phƣơng pháp này ta có thể tính đƣợc hàm số thiệt hại biên.

b. Đánh giá các loại lợi ích gián tiếp hoặc trực tiếp (định giá ngẫu nhiên). Với phƣơng pháp này, ta tính đƣợc hàm số cầu.

Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 132

Tổng quan các phƣơng pháp định giá tài nguyên môi trƣờng có thể tóm tắt thông qua bảng sau :

4.4.1 Phƣơng pháp định giá trực tiếp

Phƣơng pháp đánh giá trực tiếp cho ta biết các giá trị bằng cách phỏng vấn trực tiếp

các cá nhân. Ƣu điểm lớn của phƣơng pháp này là ngƣời ta có thể đo đƣợc cả giá trị sử dụng lẫn giá trị không sử dụng. Phƣơng pháp định giá trực tiếp gồm hai phƣơng pháp:

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)