c. Lựa chọn phƣơng án giả mô nhiễm:
2.2 Cơ chế thị trƣờng và mô hình thỏa thuận mứ cô nhiễm tối ƣu 1 Luật nghĩa vụ pháp lý
2.2.1 Luật nghĩa vụ pháp lý
Các phƣơng pháp tập trung (đánh thuế chất thải hay quy định tiêu chuẩn môi trƣờng) đòi hỏi có sự can thiệp trực tiếp từ chính phủ, trong khi đó phƣơng pháp phi tập trung cho phép các cá nhân có liên quan đến ô nhiễm môi trƣờng tự giải quyết với nhau khi có các nguyên tắc rõ ràng về thủ tục và quyền đƣợc thiết lập thông qua hệ thống pháp luật.
Do phần lớn con ngƣời đều có ý thức về nghĩa vụ pháp lý – trách nhiệm và bồi thƣờng:
- Ngƣời gây ô nhiễm có trách nhiệm về các thiệt hại mà mình đã gây ra cho môi trƣờng.
- Đền bù cho ngƣời bị thiệt hại một khoản tƣơng xứng với tổn thất.
Khi xảy ra tranh chấp, tòa án sẽ đứng ra giải quyết, xác định giá trị thiệt hại dựa trên những điều khoản do pháp luật quy định.
Điều này có nghĩa một giải pháp cho vấn đề môi trường là dựa vào luật nghĩa vụ pháp lý : buộc người gây ô nhiễm chịu trách nhiệm về thiệt hại mà họ gây ra.
Nhƣ vậy mục tiêu của luật nghĩa vụ pháp lý không đơn thuần chỉ là đảm bảo đền bù thiệt hại (dù điều này rất quan trọng), mà mục tiêu đích thực là làm cho ngƣời gây ô nhiễm có quyết định cẩn thận hơn thông qua biện pháp yêu cầu ngƣời gây ô nhiễm phải nội hóa chi phí ngoại tác môi trƣờng do họ gây ra.
Để cụ thể chúng ta xét ví dụ sau: Một nhà máy bột ngọt Vedan xả thải gây ô nhiễm vào một dòng sông. Chất thải này tác ảnh hƣởng đến ngành thủy sản (sản lƣợng đánh bắt cá giảm).
- Hàm thiệt hại biên của ngành thủy sản: MDC = 6E (E: Lƣợng chất thải tính bằng tấn/tháng).
- Nhà máy bột ngọt Vedan có thể giảm lƣợng chất thải bằng cách xử lý chất thải, hàm giảm chất thải biên của nhà máy lúc này là : MAC = 800 – 10E
Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 55
Ta sẽ xem xét luật nghĩa vụ pháp lý ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc xác định mức ô nhiễm tối ƣu?
- Nếu mức chất thải = 0, Chi phí giảm chất thải biên là MAC = 800$. Theo nhiệt động lực học không tồn tại sản phẩm mà không kèm theo phát thải. Có nghĩa là không có hoạt động kinh tế, điều này không phù hợp với xu thế phát triển.
- Nếu hoàn toàn không kiểm soát chất thải: MAC = 0, chất thải
sẽ đƣợc thải ra là max 80 tấn/tháng (E0) . Khi đó ngành thủy sản sẽ gánh chịu toàn bộ thiệt hại là diện tích dƣới đƣờng MDC : ½ * (80x480) = 19.200 $ (1)
Lúc này, chính phủ ban hành luật nghĩa vụ pháp lý buộc ngƣời gây ô nhiễm (công ty Vedan) bồi thƣờng cho ngành thủy sản là 19.200 $. Nói cách khác nếu công ty Vedan không xử lý giảm thải thì buộc phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại (cho ngành thủy sản), điều này buộc họ phải cân nhắc khi quyết định mức thải.
Về mặt lý thuyết, hệ thống luật nghĩa vụ pháp lý sẽ tự động hƣớng ngƣời gây ô nhiễm đến mức thải hiệu quả xã hội E* = 50 tấn/tháng. Ta có thể chứng minh điều này.
Chi phí giảm thải của công ty Vedan tại E*(50 tấn/tháng) : ½ (80-50)*300 = 4.500 $. Tổng thiệt hại của công ty thủy sản: ½ (50*300) = 7.500
Tổng số tiền phải chi của công ty Vedan = tổng chi giảm thải + tiền bồi thƣờng cho thiệt hại của công ty thủy sản = 4.500 + 7.500 = 12.000 $ (2)
So sánh (1) và (2) ta thấy tại mức thải E* công ty Vedan có chi phí giảm thải thấp hơn nên tốt hơn.
Tóm lại: Luật nghĩa vụ pháp lý có thể dẫn tới mức ô nhiễm hiệu quả xã hội bởi vì chúng khuyến khích ngƣời gây ô nhiễm phải giảm thải để tối thiểu hóa tổng chi phí của họ - bao gồm chi phí xử lý ô nhiễm và chi phí bồi thƣờng thiệt hai do ô nhiễm gây ra.
B A A
E0
Hình 2.5 Mô hình thỏa thuận ô nhiễm tối ƣu – Luật nghĩa vụ pháp lý 800 300 E* Lƣợng thải (tấn) MAC 0 Chi phí 480 MDC
Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 56
Luật nghĩa vụ pháp lý trong thực tế:
Việc dựa vào trách nhiệm để giải quyết tất cả các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng gặp một số trở ngại cụ thể liên quan đến việc xác minh trách nhiệm chứng minh thuộc về ai và những tiêu chuẩn nào cần phải đƣợc đáp ứng để thiết lập chứng cứ đó. Cụ thể nếu sự vụ đem ra tòa để giải quyết thì bên bị hại phải có trách nhiệm chứng minh:
(a) Chất ô nhiễm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho họ. (b) Chất gây ô nhiễm là do chính bị cáo có mặt tại phiên tòa gây ra Hai vấn đề trên trong nhiều trƣờng hợp đều khó chứng minh.
Ví dụ: Việc chôn chất thải thuốc trừ sâu đã xảy ra ở Thanh Hóa – Công ty Nicotex (phát hiện tháng 02/2014), chủ thể gây ô nhiễm tại thời điểm này có thể xác định rõ là công ty đã chôn chất thải, tuy nhiên ngƣời bị ảnh hƣởng và thiệt hại (ví dụ ung thƣ) sẽ là hàng chục năm sau đó và trên cở sở là xác suất nên chúng ta không biết rõ là ngƣời bị hại là ai. Vấn đề thứ 2 (b) liên quan đến việc xác định đƣợc nguồn gây ô nhiễm cụ thể (để xác định chủ thể gây ô nhiễm), tuy nhiên trong nhiêu trƣờng hợp không thể xác định đƣợc mối liên hệ trực tiếp này.
Một vấn đề khác là liên quan đến quyền đƣợc kiện của ngƣời bị thiệt hại. Có phải bất cứ ngƣời nào bị thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng đều có quyền khởi kiện và đƣợc tòa án trao quyền đƣợc kiện?
Ví dụ: Gia đình của một anh ngƣ dân sống tại một con sông và do bị ảnh hƣởng bởi chất thải một nhà máy gần đó (giả có mức phát thải đáp ứng tiêu chuẩn quy định của nhà quản lý) nên cả trữ lƣợng cá đánh bắt bị sụt giảm và cuộc sống gia đình anh ta cũng bị ảnh hƣởng vì ô nhiễm. Bản thân anh ta sẵn lòng trả một lƣợng tiền nào đó để giảm ô nhiễm, nhƣng anh ta không có quyền kiện tại tòa.
Ngoài ra một vấn đề trở ngại khác đó chính là chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch là chi phí để đạt đến và thực thi các thỏa thuận. Ví dụ các chi phí liên quan khi nguyên đơn và bị cáo đƣợc xử lý tại tòa bao gồm: chi phí thu nhập chứng cứ, khởi tố, xử phạt, thi hành… gọi chung là chi phí giao dịch. Nếu sự vụ giải quyết này đơn giản mỗi bên chỉ có một ngƣời, vấn đề sẽ phức tạp hơn nếu mỗi bên có nhiều ngƣời liên quan đến một hoặc cả hai bên. Chi phí giao dịch phát sinh lúc đó có thể lớn hơn cả chi phí bồi thƣờng thực tế.
Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 57 Tóm lại: luật nghĩa vụ pháp lý và động cơ mà chúng tạo nên có thể giúp đạt đƣợc mức ô nhiễm hiệu qua khi:
- có ít ngƣời tham dự ;
- có quan hệ nhân quả rõ ràng ;
- có thể đo lƣờng đƣợc thiệt hại ;
Chính vì vậy luật nghĩa vụ pháp lý trong thực tế gặp một số hạn chế khi: có nhiều khó khăn trong chứng minh vấn đề, khó đạt đƣợc thừa nhận quyền đƣợc kiện,giá trị theo luật không phản ánh đƣợc giá sẵn lòng trả, và chi phí giao dịch ngăn cản đàm phán và tố tụng.