Khi cầu về một hàng hóa hay dịch vụ
nào xuất hiện trên thị trƣờng, ngƣời sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức yêu cầu đó. Quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu này sẽ tiếp diễn và đạt trạng thái cân bằng khi cung của hàng hóa hay dịch vụ đó thỏa mãn nhu cầu đối với hàng hóa hay dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định.
Trên đồ thị đó là điểm gặp nhau của hai đƣờng cung và cầu. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có mức giá cân bằng (P*) và sản lƣợng cân bằng (Q*)
P0 0 P 1 Q 1 Q 2 Q S P 2
Hình 1.10 Mối quan hệ giữa cung với giá cả/sản lƣợng
Hình 1.11 Mối quan hệ giữa cầu với giá/sản lƣợng Q1 Q2 0 P P2 P1 Q
Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 27
Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó không đƣợc xác định bởi một cá nhân cụ thể mà đƣợc hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ ngƣời mua và ngƣời bán.
Đây chính là cách định giá khách quan theo quy luật "Bàn tay vô hình" của cơ chế thị trƣờng. Tại những mức giá thấp hơn mức giá cân bằng, sẽ dẫn đến
cầu cao hơn mức cung hiện có, tình trạng này tạo nên sức ép tăng giá và ngƣợc lại.
1.3.2 Thặng dƣ sản xuất và tiêu dùng a. Lợi ích và thặng dƣ tiêu dùng: a. Lợi ích và thặng dƣ tiêu dùng:
Lợi ích: đó là sự hài lòng, thỏa mãn do việc tiêu dùng một loại hàng hóa/dịch vụ mang lại cho ngƣời tiêu dùng. Từ đây ngƣời ta phân biệt hai loại lợi ích.
- Lợi ích toàn bộ (Total Benefit – “TB”) đƣợc đo lƣờng là tổng hợp sự hài lòng, vừa ý và thỏa mãn do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ mang lại cho ngƣời tiêu dùng. - Lợi ích biên (Marginal Benefit – MB) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn
vị sản phẩm đem lại. MB = Sự thay đổi tổng lợi ích/Sự thay đổi lƣợng tiêu dùng. Lợi ích biên của một hàng hoá / dịch vụ nào đó có xu hƣớng giảm đi khi lƣợng mặt hàng đó đƣợc tiêu dùng nhiều hơn ở một thời kỳ nhất định. Lợi ích biên của việc tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ càng lớn thì ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó, khi lợi ích biên giảm thì sự sẵn lòng chi trả cũng giảm đi. Nói cách khác đƣờng cầu cũng chính là đƣờng thể hiện lợi ích biên của việc tiêu dùng.
Khái niệm tổng lợi ích (TB) và lợi ích biên (MB) giải thích vì sao chúng ta lại mua một hàng hoá/dịch vụ cũng nhƣ vì sao chúng ta lại không mua chúng vào một thời điểm nào đó.
Thặng dư tiêu dùng
Thặng dƣ tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của ngƣời tiêu dùng khi tiêu dùng một lƣợng hàng hoá / dịch vụ so với chi phí thực tế bỏ ra để thu đƣợc lợi ích đó. Trong hình 1.13, đƣờng cầu đối với một hàng hoá là D, giá thị trƣờng của hàng hoá đó là P*, ngƣời tiêu dùng sẽ tiêu dùng QD đơn vị hàng hoá. Tổng lợi ích (TB) của
Hình 1.12 - Cân bằng thị trƣờng 0 P P* Q* Q S D
Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 28
việc tiêu dùng là diện tích nằm dƣới đƣờng cầu đƣợc tính từ gốc toạ độ đến sản lƣợng cân bằng, tức là diện tích OBEQD.
Ngƣời tiêu dùng sẽ không tiêu dùng hàng hóa trên mức QD vì lợi ích biên của những đơn vị hàng hóa này nhỏ hơn mức giá mà ngƣời tiêu dùng phải trả. Đối với những đơn vị hàng hoá nhỏ hơn QD, ngƣời tiêu dùng vì đƣợc hƣởng lợi ích biên lớn hơn P* nên cũng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn
P* cho việc tiêu dùng hàng hoá. Nhƣng thực tế, ngƣời tiêu dùng chỉ phải trả giá P*, cho tất cả các đơn vị hàng hoá.
Thặng dƣ tiêu dùng xuất hiện ở đây là do ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng nhiều hơn mức họ phải trả. Tổng thặng dƣ tiêu dùng, ký hiệu là CS(Customer Surplus) đƣợc thể hiện bằng diện tích tam giác BEP* (phần tô đậm) nhƣ trên hình vẽ.