Các loại tiêu chuẩn môi trƣờng

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 85 - 88)

Về cơ bản, có thể áp dụng tiêu chuẩn cho bất cứ hoạt động nào, nhƣng với vấn đề môi trƣờng có 3 loại tiêu chuẩn chính: tiêu chuẩn môi trƣờng xung quanh, tiêu chuẩn phát thải, và tiêu chuẩn công nghệ.

Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 77

Tiêu chuẩn môi trƣờng xung quanh (Ambient standards)

Khi nói đến chất lƣợng môi trƣờng xung quanh là nói đến khía cạnh chất lƣợng của môi trƣờng xung quanh cuộc sống con ngƣời, nó có thể là chất lƣợng môi trƣờng không khí bao quanh một thành phố, hoặc chất lƣợng nƣớc ở một dòng sông. Một tiêu chuẩn môi trƣờng xung quanh là mức độ chất ô nhiễm của môi trƣờng xung quanh không đƣợc phép vƣợt quá.

Luật BVMT (2005) đã xác định rõ Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường, bao gồm :

 Giá trị tối thiểu của các thông số môi trƣờng bảo đảm sự sống và phát triển bình thƣờng của con ngƣời, sinh vật;

 Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trƣờng có hại để không gây ảnh hƣởng xấu đến sự sống và phát triển bình thƣờng của con ngƣời, sinh vật.

Ví dụ: Tiêu chuẩn mức oxy hòa tan trong nƣớc. Tại sao cần phải có tiêu chuẩn này? Lƣơng oxy hòa tan trong nƣớc (Dessolved Oxygen) là lƣợng oxy cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nƣớc. Nhƣ vậy, lƣợng phát thải từ các nguồn khác nhau vào dòng nƣớc ảnh hƣởng đến hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc, ảnh hƣởng đến sự sống còn của sinh vật. Do vậy tiêu chuẩn này đƣợc đƣa ra và áp dụng để quản lý các nguồn phát thải này.

Ngƣời ta cũng thƣờng lấy tiêu chuẩn bình quân để phản ánh sự thay đổi theo mùa vụ và ngày về điều kiện khí tƣợng, về chất thải làm thay đổi môi trƣờng. Bình quân có nghĩa là trong thời gian ngắn chất lƣợng môi trƣờng có thể thấp hơn tiêu chuẩn đề ra nhƣng nó không tồn tại quá lâu và miễn là trong thời kỳ đƣợc xem xét chất lƣợng môi trƣờng xung quanh là tốt hơn tiêu chuẩn.

Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh tham khảo thêm Luật BVMT 2005 (điều 10).

Tiêu chuẩn phát thải (Emission standards)

Tiêu chuẩn phát thải là quy định giới hạn mang tính pháp lý về lƣợng chất thải tối đa một doanh nghiệp đƣợc phép thải vào môi trƣờng. Điều 12 – luật BVMT (2005) cũng yêu cầu : Tiêu chuẩn về chất thải phải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật.

Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 78

• Tốc độ phát thải (ví dụ kg/giờ)

• Hàm lƣợng phát thải (VD; % nhu cầu oxy sinh học Biochemical OD trong nƣớc) • Lƣợng chất thải/đơn vị sản lƣợng đầu ra (ví dụ: lƣợng CO2 thải ra cho mỗi kWh) hoặc đơn vị đầu vào (lƣợng SO2 của than đƣợc sử dụng để sản xuất điện)

• Tỷ lệ % chất gây ô nhiễm đƣợc loại bỏ (Ví dụ :60% chất thải đƣợc loại bỏ trƣớc khi thải ra môi trƣờng)

Đặc điểm cần quan tâm ở đây là tiêu chuẩn phát thải nhƣ một dạng tiêu chuẩn hoạt động, nó đƣợc xác định hoặc căn cứ dựa trên kết quả mà chủ thể gây ô nhiễm bị kiểm soát phải đạt đƣợc nhƣng không quy định công nghệ đƣợc sử dụng để đạt đƣợc mức tiêu chuẩn phát thải đó. So với tiêu chuẩn công nghệ, việc sử dụng tiêu chuẩn phát thải đảm bảo tính linh hoạt hơn và tạo ra cơ chế mềm dẻo để các cơ sở gây ô nhiễm có thể tuỳ chọn biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.

(Chi tiết các nhóm tiêu chuẩn chất thải tham khảo thêm Luật BVMT (2005)) Điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn môi trường xung quanh và tiêu chuẩn phát thải là gì?

- Tiêu chuẩn phát thải ở một mức nào đó không nhất thiết phải đáp ứng tiêu chuẩn của một tập hợp các tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh.

- Thiên nhiên đứng giữa phát thải và chất lƣợng môi trƣờng xung quanh, hiện tƣợng khí tƣợng thủy văn nhƣ gió bão, lũ lụt gắn kết chúng với nhau. Ngoài ra, môi trƣờng vận chuyển chất phát thải từ nơi phát thải đến nơi khác thƣờng làm loãng và phân tán chất thải dọc đƣờng vận chuyển.

Tiêu chuẩn công nghệ (Technology-Based Standards)

Có nhiều tiêu chuẩn không chỉ rõ kết quả cuối cùng mà yêu cầu công nghệ/kỹ thuật hoặc quy trình hoạt động mà chủ thể gây ô nhiễm cần phải áp dụng. Chúng thƣờng đƣợc gọi là tiêu chuẩn công nghệ (Technology- Based Standards).

Ví dụ: xe hơi/máy bay đƣợc sản xuất ra phải có dây an toàn ; các đồ điện phải đƣợc trang thiết bị lọc khí SO2 đó là một tiêu chuẩn công nghệ.

Tiêu chuẩn công nghệ thƣờng quy định chủ thể gây ô nhiễm sử dụng công nghệ tốt nhất hiện có (best available technology - BAT), công nghệ tốt nhất có thể áp dụng (best practical technology - BPT), hoặc công nghệ tốt nhất sẵn có khả thi về kinh tế (best available technology economically achievable - BATEA).

Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 79 Điểm khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn công nghệ và tiêu chuẩn hoạt động (như tiêu chuẩn phát thải ở trên) :

• Một tiêu chuẩn hoạt động (nhƣ tiêu chuẩn phát thải): quy định ràng buộc về tiêu chí hoạt động nhƣng cho phép chủ thể gây ô nhiễm chủ động lựa chọn cách thức (công nghệ/kỹ thuật) tốt nhất để đạt đƣợc nó, trong khi

• Tiêu chuẩn công nghệ áp đặt những kỹ thuật đƣợc sử dụng, thiết bị hay quy trình hoạt động mà chủ thể ô nhiễm phải áp dụng, do vậy phần nào hạn chế cách thức tốt nhất đối với chủ thể ô nhiễm có thể có đƣợc.

* Ý nghĩa kinh tế của việc sử dụng các tiêu chuẩn:

 Việc sử dụng các tiêu chuẩn môi trƣờng giúp xác định những mục tiêu của chất lƣợng môi trƣờng hƣớng đến.

 Trên cơ sở các tiêu chuẩn, sẽ có những cách ứng xử nhƣ thế nào đối với nguồn gây ô nhiễm. Những chính sách có thể thực thi liên quan đến các công cụ kiểm soát, cụ thể là giới hạn mức độ ô nhiễm hay các loại thuế, phí thải...

 Tiêu chuẩn môi trƣờng là công cụ quản lý môi trƣờng chủ lực ở các nƣớc phát triển, điều này giúp các mục tiêu và tiêu chuẩn về môi trƣờng đƣợc xác định rõ ràng.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 85 - 88)