c. Các vấn đề trong sử dụng TDP
3.3.3 Hệ thống đặt cọc-hoàn trả
Nếu ngƣời tiêu dùng hoặc ngƣời sản xuất không phải trả chi phí hoặc phải trả rất ít cho việc vứt bỏ rác thải (chẳng hạn họ chỉ tốn thời gian và chút công sức bỏ rác vào thùng) thì họ sẽ thải ra quá nhiều rác thải. Chi phí rác thải của cá nhân các hộ gia đình nói chung là không đổi hoặc tăng chậm. Ngƣợc lại chi phí xã hội của việc đổ rác bao gồm cả chi phí thu gom và các chi phí môi trƣờng do rác vứt bừa bãi (nhƣ làm mất mỹ quan thành phố, các tổn thƣơng có thể có do mảnh thuỷ tinh và các vật sắc nhọn gây ra…) có xu hƣớng tăng nhanh khi mức thải gia tăng. Hệ thống đặt cọc – hoàn trả ra đời nhằm giảm thiểu chi phí xã hội liên quan đến việc xử lý rác thải.
Hệ thống đặt cọc-hoàn trả là hệ thống tiền đặt cọc trả cho những sản phẩm gây ô nhiễm tiềm năng. Khi sự cố ô nhiễm được khắc phục bằng việc tái chế các sản phẩm hoặc tàn dư của chúng thì sự hoàn trả sẽ được thực hiện sau đó.
Mục đích của hệ thống đặt cọc - hoàn trả là thu gom những thứ mà ngƣời tiêu thụ đã dùng vào một trung tâm để tái chế hoặc tái sử dụng một cách an toàn đối với môi trƣờng.
Có thể thấy công cụ này nhằm mục đích khuyến khích tái sử dụng là rác thải, tái chế lại rác thải hoặc xử lý rác thải một cách an toàn đối với môi trƣờng nên đây là một trong những công cụ nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng thông qua việc đặt cọc, và hoàn trả các sản phẩm hoặc phần còn lại của sản phẩm cho các trung tâm xử lý, tái chế,
Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 103
tái sử dụng. Bảng sau mô tả một ví dụ cho việc áp dụng hệ thống đặt cọc hoàn trả đối với nƣớc uống đóng chai.
Phạm vi sử dụng các hệ thống đặt cọc - hoàn trả bao gồm:
Các sản phẩm mà khi sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣng có thể xử lý tái chế hoặc tái sử dụng ;
Các sản phẩm làm tăng lƣợng chất thải, cần các bãi thải có quy mô lớn và tốn nhiều chi phí tiêu huỷ ;
Các sản phẩm chứa chất độc, gây khó khăn đặc biệt cho việc xử lý; nếu tiêu huỷ không đúng cách sẽ gây nguy cơ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời.
Bảng 3.3 Quy trình áp dụng hệ thống đặt cọc hoàn trả đối với nƣớc uống đóng chai
Nguồn: U.S. EPA, Office of Policy, Economics, and Innovation (January 2001), Chap.5
BƢỚC 1
Các nhà bán lẻ thanh toán một khoản tiền đặt cọc cho cơ sở đóng chai hoặc nhà bán buôn cho mỗi chai nƣớc uống khi mua hàng.
- Nếu sản phẩm đóng chai là nƣớc giải khát thì nhà bán lẻ phải thanh toán tiền đặt cọc cho cơ sở đóng chai.
- Đối với các sản phẩm nhƣ bia thì ngƣời bán lẻ thanh toán tiền đặt cọc cho nhà bán buôn.
BƢỚC 2
Ngƣời tiêu dùng cuối cùng phải thanh toán khoản tiền đặt cọc tƣơng tự cho nhà bán lẻ nhƣ là một phần của giá mua sản phẩm
BƢỚC 3
Sau khi nƣớc uống đƣợc tiêu dùng, ngƣời tiêu dùng cuối cùng sẽ trả lại vỏ chai cho nhà bán lẻ và sẽ đƣợc hoàn trả lại khoản tiền đặt cọc ban đầu
BƢỚC 4
Nhà bán lẻ lấy lại tiền đặt cọc từ cơ sở đóng chai hoặc nhà bán buôn khi nhà bán lẻ trả lại vỏ chai. Ngoài ra, cơ sở đóng chai và nhà bán buôn sẽ thanh toán thêm khoản phí xử lý/1vỏ chai cho nhà bán lẻ nhằm bù đắp chi phí thu gom và trả lại các vỏ chai.
Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 104
Ƣu điểm và hạn chế của hệ thống đặt cọc hoàn trả:
Ưu điểm:
+ Khuyến khích việc tiêu hủy, tái sử dụng hoặc tái chế chất thải một cách an toàn. + Có tính linh hoạt cao, và tƣơng đối dễ áp dụng nếu dựa vào các hệ thống phân phối sản phẩm đã có.
Hạn chế:
+ Mức đặt cọc là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của hệ thống đặt cọc - hoàn trả. Các mức đặt cọc thấp sẽ không tạo ra động cơ kinh tế đủ mạnh cho việc thu gom và tái chế phế thải
+ Chỉ phát huy hiệu quả khi hệ thống xử lý và tái chế chất thải hoạt động tốt;
+ Phụ thuộc vào yếu tố nhƣ nhận thức và ý thức của ngƣời sản xuất và tiêu dùng đối với vấn đề thu gom phế thải nói riêng và môi trƣờng nói chung.