CHƢƠNG 2: KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 53 - 54)

Trong phần cuối của chƣơng trƣớc ta đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế với môi trƣờng và đã thấy rằng hoạt động sản xuất luôn tạo ra ngoại ứng tới môi trƣờng. Các chi phí giải quyết các ngoại ứng này chƣa đƣợc tính vào chi phí sản xuất.

Trong chƣơng này chúng ta sẽ tiếp cận nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và các biện pháp giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm, giảm thải tác hại do ô nhiễm gây ra dƣới góc độ nghiên cứu kinh tế qua ba vấn đề:

 Ô nhiễm môi trƣờng dƣới góc độ kinh tế;

 Tính toán chi phí thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng trong hạch toán kinh tế;  Cơ chế thị trƣờng để xác định mức ô nhiễm tối ƣu cho nền kinh tế.

2.1 Mức ô nhiễm tối ƣu

2.1.1 Khái niệm về mức ô nhiễm tối ƣu

Khi dân số tăng cao, nhu cầu về sản phẩm ngày càng cao hơn, các hoạt động kinh tế diễn ra với cƣờng độ ngày càng mạnh mẽ gây ra ngoại ứng tiêu cực ngày càng lớn đến mức vƣợt quá khả năng đồng hoá của môi trƣờng, vi phạm tiêu chuẩn môi trƣờng và gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Theo luật BVMT Việt Nam (2014) Ô nhiễm môi trƣờng (Pollution) – đó là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Xét về mặt kinh tế học, ô nhiễm môi trƣờng phụ thuộc hai yếu tố : tác động vật lý/hóa học của chất thải và phản ứng của con ngƣời đối với tác động ấy.

Ví dụ : hoạt động sản xuất của công ty Vedan (từ 1996) xả chất thải xuống dòng sông Thị Vải (đƣợc phát hiện vào 2008) đã làm ô nhiễm môi trƣờng dòng sông ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của ngƣời dân ở đó, bên cạnh đó ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của chính dân cƣ ở khu vực này.

Đứng trên quan điểm cũ về môi trƣờng và phát triển và quan điểm bảo tồn sinh thái cho rẳng cần phải chấm dứt ô nhiễm bằng cách nào đó. Các nhà kinh tế cho rằng để chấm dứt ô nhiễm, có hai lựa chọn : hoặc là giảm thiểu tối đa (nếu không là ngừng lại) các hoạt động kinh tế, hoặc là phải chi phí rất nhiều cho việc làm giảm ô nhiễm. Cả hai cách này không đảm bảo là sẽ có lợi nhất cho xã hội vì thực tế xã hội vẫn có thể có lợi nếu ô nhiễm

Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 45

ở một mức độ nhất định. Cần lƣu ý là có ngoại ứng tiêu cực nhƣng không nhất thiết phải loại bỏ nó cho bằng đƣợc, vì sản xuất đi kèm với nó ngoại ứng là xu thế tất yếu của phát triển.

Nếu mức sản lƣợng sản xuất ra của hệ thống kinh tế là thấp thì ngoại ứng tiêu cực gây ra sẽ thấp hơn nhƣng mức độ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của xã hội cũng sẽ ở mức thấp. Ngƣợc lại nếu mức sản lƣợng sản xuất ra của hệ thống kinh tế là cao thì ô nhiễm môi trƣờng tăng lên, ngoại ứng tiêu cực gây ra sẽ nhiều hơn nhƣng mức độ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của xã hội sẽ tốt hơn.

Mức ô nhiễm tương ứng với mức sản lượng mà tại đó lợi ích ròng xã hội đạt được là cao nhất được gọi là mức ô nhiễm tối ưu.

2.1.2 Xác định mức ô nhiễm tối ƣu

Mức ô nhiễm gây ra phụ thuộc vào khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp. Thông thƣờng khi khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra càng lớn thì mức ô nhiễm gây ra càng lớn. Tuy nhiên, mức ô nhiễm của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tình hình áp dụng công nghệ xử lý ô nhiễm của doanh nghiệp nhƣ thế nào.

Do vậy, dƣới tác động của ảnh hƣởng ngoại ứng tiêu cực đã tìm hiểu ở chƣơng 1, thị trƣờng có xu hƣớng cung cấp sản lƣợng vƣớt mức sản lƣợng tối ƣu xã hội nên nếu một doanh nghiệp không thể áp dụng công nghệ xử lý chất thải thì cách thức duy nhất để giảm mức ô nhiễm là giảm khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra. Nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ xử lý ô nhiễm thì việc giảm mức ô nhiễm còn phụ thuộc vào công nghệ xử lý và nỗ lực xử lý của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá lợi ích và chi phí thực hiện.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)