Phương pháp định giá hưởng thụ (HPM – Hedonic Pricing Method):

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 150 - 151)

- NM có chi phí xử lý ô nhiễm biên thấp NM có chi phí xử lý ô nhiễm biên cao

b. Phương pháp định giá hưởng thụ (HPM – Hedonic Pricing Method):

Phƣơng pháp đánh giá hƣởng thụ sử dụng khi đánh giá giá trị của chất lƣợng môi trƣờng, do chất lƣợng môi trƣờng không có thị trƣờng, nên phải đánh giá thông qua một thị trƣờng thay thế mà trong đó chất lƣợng môi trƣờng là một thuộc tính của sản phẩm khi ta chọn đánh giá.

Phƣơng pháp HPM còn đƣợc gọi là phƣơng pháp chênh lệch giá trong một số tài liệu khác.

 Các bƣớc tiến hành

- Bƣớc 1: Xác định thị trƣờng hàng hoá (ví dụ: đất đai, nhà cửa, công việc) và các đặc điểm của các loại hàng hoá này bao gồm cả các đặc điểm về môi trƣờng.

- Bƣớc 2: Xây dụng hàm giá hedonic, hàm này phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trƣờng và tất cả các đặc điểm của hàng hoá nói trên.

- Bƣớc 3: Ƣớc tính hàm giá “hedonic” sử dụng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính. - Bƣớc 4: Lấy đạo hàm riêng theo đặc điểm môi trƣờng tìm ra hệ số ảnh hƣởng.

 Các lĩnh vực áp dụng phƣơng pháp này :

Xác định sự khác nhau về giá của tài sản, lao động ở hai khu vực có điều kiện môi truờng khác nhau (ô nhiễm, không hoặc ít ô nhiễm).

Ví dụ: Nghiên cứu về tác động của tiếng ồn, tiếng ồn không có giá, nhƣng khi ta khảo sát thông qua thị trƣờng nhà ở, việc ngƣời ta trả giá cho hai loại nhà, một loại nhà gần sân bay (mức độ ô nhiễm tiếng ồn cao), một loại nhà gần khu công viên (có mức độ yên tĩnh

Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 142

cao). Với điều kiện về kiến trúc và các điều kiện khác của hai ngôi nhà là giống nhau, thì ta sẽ tính đƣợc sự chênh lệch trong giá của hai ngôi nhà, chênh lệch đó do sự ô nhiễm tiếng ồn tạo ra, hay do chất lƣợng của môi trƣờng yên tĩnh tạo ra.

4.4.2.2 Định giá gián tiếp sử dụng thị trƣờng thông thƣờng: a. Phương pháp thay đổi năng suất (Changes In Productivity): a. Phương pháp thay đổi năng suất (Changes In Productivity):

Phƣơng pháp này xác định giá trị của các tác động (hay các ảnh hƣởng) môi trƣờng bằng cách đo lƣờng thay đổi trong sản lƣợng sản xuất do những thay đổi môi trƣờng gây nên.

Phƣơng pháp này dựa trên sự so sánh trƣớc và sau khi có ô nhiễm, hoặc nơi bị ô nhiễm hoặc nơi không bị ô nhiễm. So sánh năng suất các loại cây trồng, vật nuôi của nông – lâm – ngƣ nghiệp trƣớc và sau khi bị ô nhiễm, hoặc nơi bị ô nhiễm và nơi không bị ô nhiễm (trong điều kiện các điều kiện khác giống nhau hoặc không thay đổi). Phần giảm năng suất của cây trồng và vật nuôi sẽ đƣợc nhân với giá thị trƣờng và giá trị đó có thể tạm gọi là phần doanh thu bị mất đi do ô nhiễm gây ra.

Nói cách khác, chất lƣợng môi trƣờng đƣợc xem nhƣ là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Sản phẩm tạo ra phải đƣợc trao đổi, mua bán trên một thị trƣờng cụ thể mới đƣợc gọi là phƣơng pháp thay đổi năng suất, còn nếu sản phẩm làm ra mà không bán hoặc trao đổi đƣợc thì không gọi là phƣơng pháp thay đổi năng suất.

Ví dụ: Việc cải thiện chất lƣợng nƣớc tƣới dẫn đến năng suất cây trồng tăng lên, từ đó sản lƣợng tăng lên. Sau đó, sản phẩm đƣợc mua bán trên thị trƣờng. Giá trị của việc cải thiện chất lƣợng nƣớc tƣới đƣợc đo lƣờng bằng phần giá trị sản lƣợng tăng lên sau khi có sự cải thiện chất lƣợng nƣớc tƣới so với trƣớc khi có sự cải thiện chất lƣợng nƣớc tƣới cho cây trồng.

Hạn chế của phƣơng pháp này thay đổi năng suất đó là: Năng suất các loại cây trồng, gia súc bị ảnh hƣởng rất nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời tiết và khí hậu, chất lƣợng đất đai, chính vì vậy, việc tách đƣợc các ảnh hƣởng do ô nhiễm làm ảnh hƣởng tới năng suất vì vậy chỉ mang tính chất tƣơng đối và đòi hỏi một khoảng thời gian dài về nguồn số liệu.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)