Một số chú ý khi áp dụng thuế ô nhiễm tối ƣu

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 74 - 76)

b) Quyền tài sản thuộc về chủ thể bị ảnh hƣởn gô nhiễm

2.4.3 Một số chú ý khi áp dụng thuế ô nhiễm tối ƣu

- Trong thực tế, việc xác định đúng mức thuế t* (tối ƣu) cần thiết là rất khó khăn vì chúng ta không có đủ thông tin về MNPB và MEC. Khi đó, một mức thuế t nào đó đƣợc ban hành có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn t* và nhƣ vậy việc áp dụng thuế t sẽ không đạt đƣợc mục tiêu tối ƣu đối với xã hội.

- Một vấn đề gây nhiều tranh cãi là : mặc dù thuế Pigou góp phần đƣa mức sản lƣợng và ô nhiễm về mức tối ƣu xã hội nhƣng cách đánh thuế nhƣ vậy có vẻ không công bằng lắm vì ngƣời gây ô nhiễm phải trả nhiều hơn mức chi phí ngoại ứng môi trƣờng mà họ gây ra cho xã hội.

Cụ thể, chi phí ngoại ứng môi trƣờng chỉ là diện tích a nhƣng ngƣời gây ô nhiễm phải trả tổng số thuế bằng diện tích (a + b). Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế lại cho rằng lập luận về sự "không công bằng" chỉ đúng trong trƣờng

hợp doanh nghiệp có quyền tài QM

b

a

P

Hình 2.9 – Thuế ô nhiễm tối ƣu

t*

Q*

Sản lượng

MNPB/MAC

0

Chi phí, Lợi nhuận

Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 66

NSX NTD NTD

Hình 2.10 – Thuế ô nhiễm tối ƣu với ngƣời sản xuất và tiêu dùng

Giá E1 Q Q1 Q0 P1-t* P0 P0+t* t* S0 P1 S1 E0 D sản về môi trƣờng.

Trong trƣờng hợp doanh nghiệp không có quyền tài sản về môi trƣờng, khoản thuế (a + b) sẽ bao gồm cả việc chi trả cho chi phí môi trƣờng và chi trả cho quyền sử dụng các nguồn lực môi trƣờng vốn là khan hiếm, tức là (a + b) bao gồm cả chi phí thực và chi phí cơ hội của việc sử dụng môi trƣờng.

Câu hỏi đặt ra là ai thật sự là người trả thuế ? (hình 2.10)

Trƣớc khi áp dụng thuế ô nhiễm, với đƣờng cung S0 và đƣờng cầu D, thị trƣờng đạt đƣợc cân bằng tại điểm E0. Khi các doanh nghiệp buộc phải đóng một khoản thuế ô nhiễm t* cho mỗi đơn vị sản phẩm thì chi phí sản xuất tăng lên t*/1đvsp. Doanh nghiệp sẽ chỉ sản xuất mức sản lƣợng Q0 nếu họ bán đƣợc với giá bằng giá cũ cộng thuế (P0+ t*).

Tƣơng tự nhƣ vậy với tất cả các mức sản lƣợng khác nên đƣờng cung dịch chuyển sang S1. Thị trƣờng đạt đƣợc điểm cân bằng mới tại điểm E1. Mức giá thị trƣờng tăng lên lúc này là P1 và sản lƣợng giảm từ Q0 xuống Q1.

P1- P0 chính là phần thuế ô nhiễm trong khoản thuế t* mà ngƣời tiêu dùng phải trả. Sự tăng giá gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng vì họ phải cắt giảm nhu cầu của mình từ Q0

xuống Q1.

Còn đối với những ngƣời sản xuất thì sao? Mặc dù đây là thuế đánh vào ngƣời sản xuất nhƣng họ đã chuyển đƣợc một phần sang cho ngƣời tiêu dùng trả, mức giá mà họ thực sự nhận đƣợc lúc này là (P1– t*) thấp hơn giá P0 trƣớc đây. Nói cách khác thu nhập tính trên 1 đơn vị sản phẩm của họ sẽ giảm đi đúng bằng phần thuế mà họ phải trả là chênh lêch giữa P0 và P1 – t*. Bên cạnh đó sự tăng giá làm giảm số lƣợng sản xuất (từ Q0 xuống còn Q1) nên thu nhập của nhà sản xuất còn bị giảm xuống do doanh thu giảm.

Nhƣ đã đề cập ở phần trên, thuế ô nhiễm đánh vào từng đơn vị sản phẩm đƣợc sản xuất ra mà không căn cứ vào lƣợng chất thải gây ô nhiễm thực tế đƣợc thải ra môi trƣờng.

Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 67

Do vậy, hạn chế của cách đánh thuế này là nó không tạo ra đƣợc những động cơ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch hơn để giảm lƣợng chất thải cũng nhƣ không khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp tốt hơn để xử lý hay loại bỏ chất thải

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 74 - 76)