Sự lựa chọn giữa tiêu chuẩn phát thải và phí xã thả

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 99 - 100)

Thực tế áp dụng các công cụ tiêu chuẩn phát thải và phí xả thải cho thấy, trong một số trƣờng hợp các nhà quản lý dựa vào tiêu chuẩn phát thải nhiều hơn trong khi một số quốc gia khác lại sử dụng rất thành công các loại phí thải để điều tiết mức thải. Vậy khi nào thì nên sử dụng tiêu chuẩn phát thải hay phí xả thải?

Các nhà kinh tế đã chứng minh rằng, trong trƣờng hợp thông tin hoàn hảo, công cụ phí xả thải mang lại hiệu quả hơn so với công cụ tiêu chuẩn phát thải. Tuy nhiên, khi không có đủ thông tin, sự ƣa thích sẽ còn tùy thuộc vào việc cân nhắc chi phí - lợi ích của từng trƣờng hợp cụ thể. Chúng ta xem xét trong hai trƣờng hợp cụ thể sau :

Trƣờng hợp thông tin hoàn hảo:

Khi thông tin hoàn hảo, chúng ta hoàn toàn xác định đƣợc MAC, MDC và mức thải tối ƣu cũng nhƣ mức phí cần thiết để đạt đƣợc mức thải tối ƣu. Ví dụ sau đây sẽ cho thấy trong trƣờng hợp thông tin hoàn hảo việc sử dụng công cụ phí thải đạt đƣợc hiệu quả về mặt kinh tế.

Ví dụ: Giả sử có hai doanh nghiệp ở gần nhau, quá trình sản xuất cùng tạo ra chất thải nhƣ nhau và việc xả thải của họ gây ra những thiệt hại tƣơng tự nhau đối với môi trƣờng.

Hình 3.6 Tác động của thuế thải đối với các nguồn gây ô nhiễm khác nhau

Ep E2 E1 MAC1 MAC2 O F MAC, Thuế

Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 91

Tuy nhiên do sử dụng các công nghệ sản xuất khác nhau nên lƣợng thải hiện tại và chi phí biên để giảm thải của hai doanh nghiệp này không giống nhau. Với thông tin đầy đủ, ngƣời ta xác định đƣợc hàm chi phí giảm thải biên của doanh nghiệp 1 và doanh nghiệp 2 nhƣ sau: MAC1 = 6.500 – 50E1; MAC2 = 10.000 - 40E2. Trong đó, E1 và E2 là lƣợng phát thải của doanh nghiệp 1 và 2 (Hình 3.7).

Khi chƣa có can thiệp từ phía cơ quan quản lý môi trƣờng, doanh nghiệp 1 thải ra 130 đơn vị chất thải/năm, doanh nghiệp 2 thải ra 250 đơn vị chất thải/năm, do đó tổng lƣợng thải của cả 2 doanh nghiệp là 380 đơn vị/năm. Giả sử Cơ quan quản lý môi trƣờng muốn tổng lƣợng thải của 2 doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn 200 đơn vị/năm tức là giảm tổng lƣợng thải 180 đơn vị/năm.

Để đạt đƣợc mục tiêu môi trƣờng nhƣ vậy, cơ quan quản lý môi trƣờng có thể thực hiện một trong hai giải pháp:

Áp dụng tiêu chuẩn phát thải : Cho phép các doanh nghiệp thực hiện theo quy định tiêu chuẩn phát thải (tiêu chuẩn đồng bộ) S = 100 đơn vị/doanh nghiệp/năm,có nghĩa là doanh nghiệp 1 và 2 phải tiến hành xử lý lƣợng chất thải còn lại vƣợt tiêu chuẩn tƣơng ứng là 30 và 150 đơn vị thải;

Áp dụng phí thải: Một mức phí thải 4000$/đơn vị thải đƣợc áp dụng, mức phí này đƣợc xác định trên cơ sở E1+ E2 = 200 và F = MAC1=MAC2. Từ đây ta tính ra đƣợc E1= 50 đơn vị chất thải và E2 = 150 đơn vị chất thải, nói cách khác doanh nghiệp 1 phải giảm 80 đơn vị chất thải và doanh nghiệp 2 phải giảm 100 đơn vị chất thải.

Khi đó chi phí xử lý ô nhiễm của doanh nghiệp 1 và 2 tƣơng ứng là diện tích hai phần đƣợc gạch chéo. Do phí xả thải là khoản thanh toán chuyển giao không phải chi phí xã hội

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 99 - 100)