Phí xả thải:

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 97 - 99)

Thuế xả thải hay phí xả thải là một một loại phí đánh vào lƣợng chất thải thực tế của ngƣời sản xuất thải vào môi trƣờng. Phí xả thải liên quan đến số lƣợng và chất lƣợng của chất ô nhiễm và chi phí tác hại gây cho môi trƣờng.

Đây cũng đƣợc xem là một dạng thuế Pigou, do vậy chúng ta có thể gọi là Phí Pigou. Để xác định mức phí tính trên mỗi đơn vị chất thải, ngƣời ta cần căn cứ vào chi phí cần thiết để làm giảm đơn vị ô nhiễm đó (tức là dựa vào MAC). Khi áp dụng phí xả thải, ngƣời gây ô nhiễm sẽ có phản ứng phù hợp để nhằm tối thiểu hoá chi phí của mình.

Để cụ thể, chúng ta sẽ xem doanh nghiệp với đƣờng MAC = 72 – 3Q (trong đó Q là lƣợng phát thải) sẽ phản ứng nhƣ thế nào với một mức phí nào đó. Khi chƣa có sự can thiệp của Nhà nƣớc, doanh nghiệp thải 24 đơn vị chất thải và không chi phí một đồng nào cho việc giảm thải (hình 3.5).

Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 89

Giả sử Nhà nƣớc yêu cầu phải giảm thải triệt để 24 đơn vị, căn cứ vào công nghệ giảm thải và yêu cầu nộp phí ở mức quy định của nhà nƣớc có tính tối ƣu với một mức phí là 30$/đơn vị chất thải, doanh nghiệp có thể có những lựa chọn khác nhau nhƣ

 Phƣơng án 1 : không chi phí để xử lý chất thải (nộp phí thải toàn bộ) ;

 Phƣơng án 2 : chi phí để xử lý

giảm thải toàn bộ (không phải nộp phí thải) ;

 Phƣơng án 3 : kết hợp vừa xử lý chất thải vừa nộp phí.

Kết quả các phƣơng án trên đƣợc tính toán và tổng hợp trong bảng 3.1 dƣới đây:

Phƣơng án Tổng CP giảm thải (TAC) Tổng phí xả thải (TF) Tổng chi phí MT (TEC = TAC + TF) PA1 0$ 24 x 30$ = 720$ 720$ PA2 1/2 x 72 x 24 = 864$ 0$ 864$ PA3 1/2 x 30 x 10 = 150$ 30 x 14 = 420$ 570$

Bảng 3.1. Phƣơng án lựa chọn giảm thải của doanh nghiệp

Kết quả tính toán cho thấy, phƣơng án 3 (xử lý 10 đơn vị chất thải, nộp phí thải 14 đơn vị chất thải còn lại) là lựa chọn tối ƣu của doanh nghiệp vì chi phí môi trƣờng nhỏ nhất.

Nhƣ vậy, muốn đạt đƣợc một mức thải xác định nào đó thì nhà nƣớc cần quy định mức phí phải đúng bằng MAC của chính đơn vị chất thải đó. Theo cách tiếp cận ô nhiễm tối ƣu, mức phí tối ƣu (mức phí có hiệu quả) sẽ đƣợc xác định tại mức thải W*, với F = MAC = MDC. Tuy nhiên, trong thực tế khi áp dụng phí xả thải do không có đủ thông tin về MAC và MDC nên mức phí quy định trên thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức phí tối ƣu (F*) nên kết quả là mức thải cuối cùng sẽ không trùng với mức thải tối ƣu W*.

Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí hành chính, Nhà nƣớc cũng có thể quy định mức phí thải đồng bộ (Uniform Fee). Nếu áp dụng mức phí thải đồng bộ, một giải pháp có hiệu

Lượng chất thải

30 72 72

24

Hình 3.5 Chi phí giảm thải biên do áp dụng phí thải

Phí xả thải

Chi phí giảm thải ($)

0 14

MAC

b

Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 90

quả về chi phí (chi phí thấp nhất) đối với xã hội đặc biệt trong việc kiểm soát một lúc nhiều nguồn gây ô nhiễm sẽ đạt đƣợc.

Khi đó một mức thuế chung cho các nguồn gây ô nhiễm khác nhau với những hàm chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau, buộc mỗi nguồn này phải cắt giảm mức chất thải của mình cho đến khi chi phí giảm ô nhiễm biên của mình bằng với mức thuế phải đóng, tức là MAC1 = MAC2 … = F và do vậy sẽ thoả mãn nguyên tắc cân bằng biên (hình 3.6).

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)