Tiêu chuẩn hiệu quả xã hội:
Trong hình 3.1 mức thải có hiệu quả xã hội đƣợc xác định tại điểm W*
có chi phí giảm ô nhiễm biên cân bằng với chi phí thiệt hại biên (MAC=MDC). Để đạt đƣợc mức phát thải hiệu quả xã hội W* này, cơ quan chức năng phải đặt tiêu chuẩn S tại mức phát thải hiệu quả xã hội (S=W*).
Với mức thải này sẽ đảm bảo việc các doanh nghiệp phải phát thải ở mức cho phép nếu không muốn vi phạm pháp luật. Khi quy định chuẩn mực thải, chi phí môi trƣờng (TEC) của doanh nghiệp chính là chi phí để giảm lƣợng thải từ Wm về W*, tƣơng ứng với diện tích tam giác W*
EWm. E W (mức thải) P Wm W* 0 MDC S = Tiêu chuẩn phát thải MAC
Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 80
Xét ví dụ cụ thể sau: ta có hàm MAC (chi phí giảm ô nhiễm biên) & MDC (chi phí thiệt hại biên) trong nhà máy tái chế nhựa đƣờng (sử dụng trong ngành xây dựng đƣờng xá) ở khu vực thành phố nhƣ sau:
MDCU = 10E và MAC = 600 – 5E (E: lƣợng CO kg/tháng)
Theo lý thuyết tiêu chuẩn hiệu quả xã hội sẽ làm cân bằng chi phí giảm ô nhiễm biên và chi phí thiệt hại biên hay MAC = MDC. Ta xác định đƣợc lúc này tiêu chuẩn hiệu quả xã hội ở mức EU = 40 kg (CO/tháng).
Xác lập mức tiêu chuẩn trên thực tế:
Trong thực tế, nếu không có đủ thông tin về MAC và MDC, tiêu chuẩn (hay còn gọi là chuẩn mức thải) quy định có thể cao hơn hay thấp hơn W*, tức là không đạt đƣợc mức ô nhiễm tối ƣu.
Thông thƣờng, nếu không có đầy đủ thông tin về chi phí thiệt hại và chi phí kiểm soát ô nhiễm, cơ quan chức năng có thể xác lập tiêu chuẩn phát thải ban đầu trên cơ sở thông tin sẵn có tốt nhất về các chi phí này tại thời điểm ra quyết định trên cơ sở thử và sai (trial & error) và quan sát sự phản ứng của các bên có liên quan, cơ quan quản lý có thể xác lập tiêu chuẩn gần với mức ô nhiễm tối ƣu.
Đặc điểm chính của tiêu chuẩn là nó có thể đƣợc đáp ứng hoặc không đƣợc đáp ứng. Nếu tiêu chuẩn không đƣợc đáp ứng hàm ý rằng nó cần đƣợc đáp ứng bất kể chi phí đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, và nếu tiêu chuẩn đƣợc đáp ứng hàm ý không cần làm tốt hơn mặc dù chi phí làm tốt hơn có thể thấp. 300 400 EU ER $ Phát thải 60 120 40 MAC MDCU MDCR
Hình 3.2 – Xác định tiêu chuẩn đồng bộ - thiệt hại biên khác nhau
Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 81
Ngoài ra, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và cách quản lý môi trƣờng khác nhau, lại phân bố ở các khu vực địa lý có đặc điểm môi trƣờng nền rất khác nhau nên chuẩn mức thải hiệu quả cần đƣợc quy định riêng lẻ.Vấn đề đặt ra là chúng ta có nên áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ cho tất cả mọi trƣờng hợp hay thay đổi theo tùy theo từng hoàn cảnh.
Xem xét tiêu chuẩn đồng bộ hay tiêu chuẩn cá nhân:
Chúng ta sẽ phân tích tiêu chuẩn đồng bộ sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào trong cả hai trƣờng hợp chi phí thiệt hại biên khác nhau và chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau. Ta sẽ xem xét cụ thể trong cả 02 trƣờng hợp :
Thiệt hại biên khác nhau (MDC)
Giả sử chúng ta có thêm hàm thiệt hại biên ở khu vực nông thôn MDCR = 5E. Nếu tiêu chuẩn đồng bộ đặt tại mức EU thì kiểm soát mức ô nhiễm ở nông thôn là quá mức, trong khi nếu đặt mức tiêu chuẩn đồng bộ tại ER thì kiểm soát mức ô nhiễm ở thành phố lại không chặt chẽ so với mức tối ƣu (MAC = MDCU).
Điều này có nghĩa là tiêu chuẩn đồng bộ không thể đồng thời đạt hiệu quả ở cả 02 vùng có thiệt hại biên khác nhau. Cách duy nhất để tránh vấn đề này là quy định tiêu chuẩn khác nhau cho mỗi vùng. Điều này đòi hỏi nhiều thông tin phục vụ cho việc quy định và thực hiện tiêu chuẩn.
Tóm lại, trong trường hợp thiệt hại biên của chất gây ô nhiễm thay đổi theo vùng, theo ngày hoặc theo mùa, một tiêu chuẩn đồng bộ sẽ không đạt được hiệu quả xã hội. Thay vào đó tiêu chuẩn cá nhân tại MAC = MDC mới đạt hiệu quả xã hội.
Chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau (MAC)
Ta xét ví dụ hình minh họa sau thể hiện mối quan hệ chi phí giảm ô nhiễm biên của 02 chủ thể gây ô nhiễm khác nhau (nhà máy H & L), ta có hàm MAC hai nhà máy nhƣ sau:
MACH = 600 – 5EH MACL = 240 – 2EL
Nghĩa là: nếu không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm, mỗi nhà máy thải 120kg mỗi tháng , tổng lƣợng thải là 240kg/tháng. Giả sử cơ quan muốn giảm thiểu tổng lƣợng thải xuống còn 120kg/tháng bằng cách áp dụng tiêu chuẩn
Nếu áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ 60kg/tháng, thay vào 02 hàm chi phí giảm ô nhiễm biên ở trên ta có: MACL = 120$, MACH = 300$. Tổng chi phí xử lý của 02 nhà máy là diện tích dƣới 02 đƣờng MAC (hình 3.3).
Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 82
TAC L = ½ (60x120) = 3600 $ TAC M = ½ (60x300)= 9000 $
Tổng chi phí xử lý nếu áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ: 12.600 $ (*)
Hình 3.3 – Xác định tiêu chuẩn đồng bộ - chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau
Nếu áp dụng nguyên tắc cân bằng biên (tiêu chuẩn cá nhân): nghĩa là xác định mức thải cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm sao cho chi phí giảm ô nhiễm biên của hai nhà máy là bằng nhau, về mặt đại số tức là:
MACL = MACH hay 600 – 5EH = 240 – 2EL (1) Đồng thời EH và EL phải đáp ứng mục tiêu đề ra là: EH + EL = 120 (2) Từ (1) & (2) ta có: EH = 85,7 ; EL = 34,3.
Tổng chi phí xử lý ô nhiễm khi đó của 02 nhà máy là :
TACL = ½ [(120-34.3)x 171.5] = 7.348,78 TACH = ½ [(120-85.7)x 171.5] = 2.941,22
Tổng chi phí xử lý nếu áp dụng nguyên tắc cân bằng biên 10.290 $ (**)
So sánh (*) và (**), ta thấy tiêu chuẩn cá nhân cho phép đạt cùng mức giảm thải đề ra ban đầu (120kg/tháng cho cả 02 nhà máy) nhƣng với chi phí thấp hơn. Cần lƣu ý ở đây nhà máy L có chi phí xử lý chất thải thấp hơn nhà máy H nhƣng phải xử lý lƣợng chất thải nhiều hơn so với nhà máy H, nên khi các yếu tố khác không đổi rất có thể nhà máy L có động cơ báo cáo sai chi phí xử lý chất thải của họ để thuyết phục các nhà quản lý rằng trong thực tế họ phải chịu chi phí cao hơn.
EL EH E0 Lượng thải CO (kg/tháng) 120 34.3 171.5 600 60 85.7 Tiêu chuẩn đồng bộ MACH MACL $ 300 120
Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 83
Kết luận rút ra ở đây là tiêu chuẩn đồng bộ chỉ đạt đƣợc hiệu quả - chi phí trong trƣờng hợp hiếm thấy khi tất cả chủ thể gây ô nhiễm có đƣờng MAC nhƣ nhau. Nếu đƣờng MAC cho một chất gây ô nhiễm của các chủ thể là khác nhau thì tiêu chuẩn cá nhân sẽ đạt đƣợc hiệu quả chi phí.
Lƣu ý một công cụ mang lại hiệu quả hàm ý sẽ hiệu quả chi phí, tuy nhiên hiệu quả chi phí lại không mang ý nghĩa hiệu quả. Vì “hiệu quả” có nghĩa là sự cân bằng giữa chi phí xử lý ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm gây ra, tuy nhiên khi không thể đo lƣờng đƣợc một cách chính xác thiệt hại do môi trƣờng gây ra, “hiệu quả chi phí” trở thành một tiêu chí chủ yếu đánh giá chủ yếu.
Nhƣ vậy tại sao ta lại cần thiết lập tiêu chuẩn đồng bộ? Thực tế chúng ta cần có tiêu chuẩn đồng bộ vì hai lý do sau:
- Thứ nhất, để quy định đƣợc tiêu chuẩn phát thải cá nhân theo nguyên tắc cân bằng biên đòi hỏi cơ quan quản lý phải biết hàm giảm ô nhiễm biên cho mỗi nguồn ô nhiễm. Khi đó chi phí kiểm soát và theo dõi sẽ cao nếu thiết lập và thực thi nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho các trƣờng hợp khác nhau. Cụ thể, mỗi nguồn gây ô nhiễm khác nhau sử dụng công nghệ và phƣơng pháp khác nhau, cơ quan chức năng mất nhiều công sức để có đƣợc thông tin có chất lƣợng? Tiếp theo, ai la nguồn cung cấp thông tin chất lƣợng này cho cơ quan quản lý? Chính là chủ thể gây ô nhiễm và cái gì bảo đảm rằng chủ thể gây ô nhiễm sẽ sẵn lòng chia sẽ những thông tin này?
- Thứ hai, tiêu chuẩn đồng bộ sẽ dễ quản lý hơn và chi phí phải bỏ ra thấp hơn.