+ Tổng lợi ích xã hội (Total Social Benefit “TSB”): của việc tiêu dùng một loại hàng hoá / dịch vụ với một lƣợng nào đó đƣợc xác định là tổng lợi ích của tất cả các cá nhân trong xã hội đƣợc hƣởng. Tổng lợi ích xã hội
cũng đƣợc xác định bằng tổng của sự sẵn lòng chi trả (WTP) của các cá nhân trong xã hội cho việc tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ. Trên đồ thị TSB (hình 1.15) đƣợc biểu thị bằng diện tích nằm dƣới đường cầu từ gốc toạ độ đến sản lƣợng cân bằng (diện tích SOBEQ*).
+ Tổng chi phí xã hội (Total Social Cost “TSC”): của việc sản xuất một hàng hoá / dịch vụ đƣợc xác định là tổng chi phí của tất cả các nguồn lực cần thiết (kể cả chi phí cơ hội) để sản
xuất ra hàng hoá / dịch vụ đó. Trên đồ thị, TSC đƣợc biểu thị bằng diện tích nằm dƣới
đường cung từ gốc toạ độ đến sản lƣợng cân bằng (diện tích SOAEQ*).
Khi đó lợi ích ròng của xã hội (NSB) đƣợc xác định: NSB = TSB - TSC , có nghĩa là lợi ích ròng xã hội của việc sản xuất và tiêu dùng một hàng hoá / dịch vụ nào đó bằng hiệu số giữa tổng lợi ích xã hội và tổng chi phí xã hội.
Rõ ràng, lợi ích ròng xã hội là tổng số của thặng dƣ tiêu dùng (CS) và thặng dƣ sản xuất (PS). NSB = CS + PS = TSB - TSC
Từ đồ thị trên TSB = diện tích OBEQ* TSC = diện tích OAEQ*
NSB = diện tích ABE = CS + PS
= diện tích P*BE + diện tích P*AE
Tại mức giá P* và sản lƣợng Q* lợi ích ròng là lớn nhất vì tại đây chi phí cân bằng biên bằng với lợi ích cân bằng biên là mức ngƣời tiêu dùng thu đƣợc nhiều lợi ích nhất và ngƣời sản xuất cũng thu đƣợc nhiều lợi ích nhất.
Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 31
Nếu hoạt động kinh tế ở bất cứ mức sản lƣợng nào lớn hơn hoặc nhỏ hơn Q* đều làm cho lợi ích ròng xã hội nhỏ hơn diện tích ABE; Phần tổn thất phúc lợi xã hội đó đƣợc coi là "phần mất không" vì không một ai, kể cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, đƣợc hƣởng phần thặng dƣ đó.
1.3.3 Giá sẵn lòng trả/ Giá sẵn lòng chấp nhận
Ngƣời tiêu dùng có sự ƣa thích khác nhau về hàng hóa và dịch vụ, khi phải lựa chọn giữa hàng nghìn dịch vụ và hàng hóa khác nhau trong nền kinh tế thị trƣờng, họ sẽ dựa trên giá trị của hàng hóa hay dịch vụ đó so với các hàng hóa hay dịch vụ có liên quan khác còn lại.
Khái niệm giá sẵn lòng trả (Willing to Pay/WTP) thể hiện ở mức giá (tối đa) mà họ sẵn lòng chi trả để đƣợc hƣởng lợi ích từ một sự thay đổi nào đó – quyền sở hữu không thuộc đối tƣợng bị ảnh hƣởng.
Khái niệm giá sẵn lòng chấp nhận (Willing to Accept/WTA) thể hiện ở mức giá (tối thiểu) mà họ chấp nhận để từ bỏ việc hƣởng lợi từ một thay đổi nào đó – quyền sở hữu thuộc đối tƣởng bị ảnh hƣởng.
Chính vì vậy mà WTP/WTA đƣợc dùng để đo lƣờng giá trị tiền tệ của lợi ích mà cá nhân sẵn sàng chi trả hay chấp nhận. Khái niệm WTP/WTA đƣợc sử dụng trong kinh tế môi trƣờng vì hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng là một dạng hàng hóa thƣờng khó đƣợc định giá trị trực tiếp mà thông qua các cách khác nhau trong đó có sử dụng giá WTA và WTP của cá nhân đó đối với hàng hóa liên quan gián tiếp đến môi trƣờng.
Ví dụ:
Để cải thiện môi trƣờng đang bị ô nhiễm, giá trị của sự cải thiện môi trƣờng có thể đƣợc đo lƣờng thông qua:
- WTP tối đa của cá nhân để có đƣợc sự cải thiện môi trƣờng đó.
- WTA tối thiểu của cá nhân nhƣ một sự đền bù để hy sinh sự cải thiện môi trƣờng. Khi ô nhiễm môi trƣờng xảy ra sẽ dẫn đến thiệt hại, giá trị của sự thiệt hại môi trƣờng
có thể đƣợc đo lƣờng:
- WTP tối đa của cá nhân để tránh thiệt hại môi trƣờng.
Chương 1 – Môi Trường và Phát triển Trang 32
1.3.4 Hiệu quả Pareto (Hiệu quả kinh tế)
Quan điểm chính yếu của hiệu quả kinh tế là nên có sự cân bằng giữa lợi ích biên và chi phí biên của quá trình sản xuất. Điều có “hiệu quả” đối với ngƣời này dựa trên quan điểm cân bằng giữa lợi ích và chi phí thì có thể không hiệu quả đối với ngƣời khác. Do vậy, trong kinh tế học ngƣời ta thƣờng dùng “hiệu quả Pareto” nhƣ là một tiêu chí hữu dụng trong việc so sánh các cách phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế khác nhau. Một sự phân bổ nguồn lực là có hiệu quả Pareto (hoặc đạt đƣợc tối ƣu Pareto) khi làm ít nhất một cá nhân có điều kiện tốt hơn nhƣng không làm cho bất cứ một cá nhân nào khác có điều kiện xấu đi. Tối ƣu Pareto là một phúc lợi tối đa đƣợc xác định nhƣ một vị trí mà từ đó không thể cải thiện đƣợc phúc lợi của bất cứ ai bằng cách thay đổi sản xuất hoặc trao đổi mà lại không gây hại đến phúc lơị của một ngƣời nào khác.
Tóm lại, nếu một cách phân bổ nguồn lực chƣa đạt đƣợc hiệu quả Pareto thì vẫn còn tồn tại ít nhất một khả năng thay đổi làm cho một ai đó tốt hơn lên mà không làm tổn hại đến bất kỳ ngƣời nào khác.
1.4. Ảnh hƣởng của ngoại ứng và sự thất bại thị trƣờng 1.4.1 Thất bại của thị trƣờng 1.4.1 Thất bại của thị trƣờng
Để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế thì cần có cân bằng giữa lợi ích biên và chi phí biên của quá trình sản xuất, tại điểm cân bằng thị trƣờng đó, việc phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất. Thất bại của thị trƣờng là thuật ngữ để chỉ các tình huống trong đó điểm cân bằng của các thị trƣờng tự do cạnh tranh không đạt đƣợc sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả. Thất bại của thị trƣờng thƣờng phát sinh do một số vấn đề sau: