Ƣu điểm và Hạn chế của định lý Coase

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 70 - 71)

b) Quyền tài sản thuộc về chủ thể bị ảnh hƣởn gô nhiễm

2.3.3 Ƣu điểm và Hạn chế của định lý Coase

• Ưu điểm:

- Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng có thể đƣợc giải quyết bằng cách xác định quyền sở hữu ban đầu.

- Vai trò của cơ quan chức năng chỉ là xác lập quyền sở hữu ban đầu, bảo đảm tính thực thi của nó, còn sau đó mức ô nhiễm tối ƣu xã hội sẽ do các bên có liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trƣờng tự thỏa thuận và xử lý

• Nhược điểm:

- Tài sản trong trƣờng hợp thỏa thuận là tài sản chung (giữa khu vực dân cƣ với nhà máy điện nguyên tử, giữa các nƣớc với nhau) hoặc tài sản không có sở hữu cụ thể ví dụ : dòng sông, không khí… và có thể có nhiều ngƣời cùng gây ô nhiếm hoặc nhiều ngƣời cùng chịu ô nhiễm sẽ khó tìm ra đại diện để thỏa thuận. Thâm chí chi phí giao dịch khi đó lớn hơn chi phí đền bù nên tốt nhất là không thỏa thuận.

- Trƣờng hợp nếu có nhiều nguồn ô nhiễm phức tạp khó xác định đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ.

- Trong trƣờng hợp ngay cả khi đã xác định đƣợc ngƣời/nguồn gây ô nhiễm, chi phí giao dịch nhỏ hơn chi phí đền bù nhưng người chịu thiệt hại ô nhiễm vẫn chƣa xác định đƣợc thì định lý Coase không còn phù hợp. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp chôn chất thải ở công ty hóa chất Nicotex (Thanh Hóa) đã nêu ra ở trên, chủ thể gây ô nhiễm đƣợc xác định cụ thể (phát hiện 02/2014) tuy nhiên ngƣời thiệt hại (ung thƣ) sẽ là hàng chục năm sau mới phát hiện đƣợc và trên cơ sở là xác suất nên vào thời điểm hiện tại ngƣời bị ảnh hƣởng có thể chƣa phát hiện đƣợc.

- Không tồn tại thị trƣờng cho các hàng hóa môi trƣờng để chủ thể tài nguyên (đất) có thể thu đƣợc lợi ích từ việc không phát triển đất hoặc sử dụng đất theo cách bảo vệ sự đa dạng về tài nguyên sinh học.

Chương 2 – Kinh Tế Ô nhiễm Môi trường Trang 62

- Vấn đề đe doạ để đƣợc đền bù: Khi quyền sở hữu tài nguyên môi trƣờng thuộc về ngƣời gây ô nhiễm, họ nhận đƣợc sự đền bù từ phía những ngƣời bị ô nhiễm. Lợi dụng sự đền bù này, một số ngƣời khác có quyền sở hữu tài nguyên môi trƣờng đó đòi hỏi đƣợc đền bù, nếu không họ sẽ sản xuất và gây ô nhiễm mặc dù trƣớc đây họ chƣa bao giờ sản xuất và gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 70 - 71)