c. Các vấn đề trong sử dụng TDP
3.3.4 Quỹ môi trƣờng
Quỹ môi trƣờng ra đời nhằm giải quyết các khó khăn về tài chính khi xem xét trong việc đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng. Các khó khăn đó có thể xuất phát từ một trong số các nguyên nhân sau :
Chính phủ chƣa thành công trong việc giải quyết các vấn đề môi trƣờng thông qua các công cụ chính sách, pháp luật bảo vệ môi trƣờng và cƣỡng chế.
Hệ thống luật pháp có một số bất cập liên quan đến vấn đề môi trƣờng cũng nhƣ tình trạng nhận thức kém về khía cạnh pháp lý trong trƣờng hợp xử lý vi phạm.
Ngân sách chính phủ ít có sự ƣu tiên cho lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
Nhận thức còn hạn chế của các nhóm cộng đồng, các nhóm địa phƣơng và doanh nghiệp trong việc xác định giải pháp để xử lý vấn đề môi trƣờng.
Quỹ môi trƣờng là một thể chế hoặc một cơ chế đƣợc thiết kế để nhận kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau và từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Trên thế giới hiện nay đang tồn tại một số loại hình Quỹ bảo vệ môi trƣờng phổ biến : Quỹ từ thuế (Earmarked Tax Funds – ETFs), Quỹ tín dụng trực tiếp (Directed Credit Funds – DCFs), Quỹ xanh (Green Funds – GFs). Nguồn thu cho quỹ môi trƣờng có thể đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:
Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 105
+ Tiền đóng góp tự nguyện của các cá nhân và doanh nghiệp
+ Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức trong nƣớc, chính quyền địa phƣơng và chính phủ trung ƣơng, và các tổ chức quốc tế.
+ Tiền phạt các hoạt động ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng môi trƣờng hoặc từ các công cụ kinh tế khác nhƣ lệ phí thải, giấy phép có thể chuyển nhƣợng, thuế môi trƣờng...
+ Tiền lãi và các khoản lợi khác thu đƣợc từ hoạt động của các quỹ.
Quỹ môi trƣờng hoạt động thông thƣờng dƣới hình thức cung cấp hỗ trợ tài chính với các điều khoản ƣu đãi, chẳng hạn nhƣ khoản trợ cấp không hoàn lại, các khoản vay vốn dài hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất hiện hành. Ở Việt Nam, quỹ môi trƣờng sẽ ƣu tiên hỗ trợ tài chính cho các đối tƣợng thuộc 5 lĩnh vực sau :
Xử lý chất thải.
Phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trƣờng, hậu quả do sự cố, thảm họa môi trƣờng gây ra.
Nghiên cứu và triển khai công nghệ thân thiện môi trƣờng.
Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Giáo dục, truyền thông môi trƣờng và phát triển bền vững.