Các điều kiện và nguyên tắc áp dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 114 - 116)

c. Các vấn đề trong sử dụng TDP

3.3.5 Các điều kiện và nguyên tắc áp dụng

Tóm lại, sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng là biện pháp mà các nhà kinh tế cho là có hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện cũng nhƣ những đặt tính linh hoạt của công cụ đƣợc vận hành dựa trên cơ sở sức mạnh của thị trƣờng và nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả làm cho công cụ kinh tế có khả năng khắc phục những thất bại của thị trƣờng, có hiệu quả trong việc thay đổi hành vi gây ô nhiễm, khuyến khích sự năng động và tự giác của ngƣời gây ô nhiễm.

Tuy nhiên, dựa vào kinh nghiệm của những nƣớc đi trƣớc, để có thể áp dụng thành công các công cụ kinh tế vào quản lý môi trƣờng, cần xem xét cân nhắc các điều kiện sau đây :

Tính minh bạch và dễ tiếp cận các thông tin liên quan đến lợi ích- chi phí của các phƣơng án chính sách môi trƣờng, các chỉ tiêu biến đổi chất lƣợng môi trƣờng và phúc lợi xã hội, khả năng thể chế, tài chính và kỹ thuật,…có liên quan đến các chủ thể : nhà lập chính sách, cơ quan chức năng, đối tƣợng doanh nghiệp/ngƣời gây ô nhiễm.

Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 106

Thể chế pháp lý đủ mạnh, có hiệu lực thi hành đặc biệt quyền tài sản đối với các tài nguyên môi trƣờng và các cơ chế sở hữu nguồn lực cần đƣợc xác định rõ và có hiệu lực thực thi cao.

Có thị trường cạnh tranh với số lƣợng lớn ngƣời mua - ngƣời bán và có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm ô nhiễm của các đối tƣợng gây ô nhiễm. Có nghĩa là tại các khu vực công nghiệp và đô thị phát triển, việc áp dụng công cụ kinh tế sẽ khả thi hơn so với các vùng nông thôn.

Năng lực quản lý hành chính và thực thi giám sát việc thực hiện các chính sách và công cụ kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế. Điều này rõ ràng đòi hỏi cần có nguồn tài chính cho việc nghiên cứu, đào tạo nhân lực và trang bị hệ thống giám sát thực hiện.

Ý thức chính trị: Việc áp dụng công cụ kinh tế đòi hỏi sự chấp nhận của cơ quan chức năng, của các đối tƣợng gây ô nhiễm và của các tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho các nạn nhân của sự xuống cấp môi trƣờng. Trong thực tế, các cơ quan liên quan có thể đã quen với các công cụ CAC cũ và không muốn những thay đổi vốn đòi hỏi những kỹ năng và công nghệ quản lý mới; các đối tƣợng gây ô nhiễm cũng có thể phản đối khi cho rằng việc áp dụng công cụ kinh tế sẽ tạo thêm những khoản chi phí cho họ.

Kinh nghiệm của các nƣớc OECD và các nƣớc Đông Á khác đã chỉ ra rằng, quyết định sử dụng công cụ kinh tế không đồng nghĩa với việc ƣu tiên các công cụ này mà bỏ đi các công cụ CAC truyền thống. Thực tế các công cụ kinh tế đƣợc xây dựng dựa trên nội dung cơ bản của các quy định cũ, trong đó, các tiêu chuẩn môi trƣờng vẫn là thƣớc đo căn bản hiệu quả của các chính sách. Kết quả là một hệ thống hỗn hợp đƣợc tạo ra nhằm duy trì những yếu tố tích cực của CAC truyền thống, đồng thời thông qua công cụ kinh tế, phát huy tính linh hoạt, giảm chi phí thực hiện, khuyến khích những bƣớc phát triển bền vững trong công tác bảo vệ môi trƣờng.

Để sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng Việt Nam một cách có hiệu quả cần quán triệt 4 nguyên tắc chủ yếu sau (Tạp chí kinh tế môi trƣờng, số 4,2007) :

Thứ nhất, sử dụng công cụ kinh tế thực chất là thực hiện các khuyến khích và trừng phạt tài chính trong công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng do vậy cần bảo đảm yêu cầu ngƣời gây ô nhiễm phải trực tiếp chịu trách nhiệm tài chính về hậu quả do mình gây ra, ngƣời đƣợc hƣởng lợi tự việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ bảo vệ môi trƣờng thì phải trả

Chương 3 – Các công cụ Quản lý Môi trường Trang 107

tiền. Lƣu ý các biện pháp tài chính đƣa ra cũng nhằm hạn chế tiêu dùng tài nguyên không có khả năng tái tạo.

Thứ hai, mức độ của các chế tài tài chính phải mang tính cụ thể và thực tế cao, nằm trong khả năng chịu đựng của ngƣời dân và doanh nghiệp có tính đến yếu tố sức chịu đựng của môi trƣờng và cần đƣợc vận dụng mềm dẻo và hợp lý hạn chế thấp nhất mặt trái của chúng (kìm hãm phát triển kinh tế) trong mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. (Ví dụ đánh thuế Gas quá cao sẽ khiến ngƣời dân chuyển sang dùng than để đun và làm tăng ô nhiễm môi trƣờng).

Thứ ba, đa dạng hóa và sử dụng đồng bộ, hài hoà và linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp với đối tƣợng và mục tiêu cụ thể trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Cập nhật các công cụ mới, chứng chỉ mới về môi trƣờng để tạo dựng lòng tin cho ngƣời tiêu dùng, tạo sự hấp dẫn và cạnh tranh trong thƣơng hiệu và sản phẩm cả trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Thứ tư, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng các công cụ kinh tế với các công cụ khác nhằm đạt đƣợc những mục tiêu bảo vệ môi trƣờng dài hạn, cũng nhƣ lựa chọn thích hợp cho từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)