8. Giao dịch dân sự
8.1. Khái niVIII: GIAO DỊCH DÂN SỰ thống c
a) Khái niVIII: GIAO DỊCH DÂN
Điều 116 BLDS năm 2015 đưa ra một quy phạm định nghĩa về giao dịch dân sự. Theo đó, giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Từ quy định này có thể hiểu, giao dịch dân sự là một hành vi pháp lý mà qua đó làm phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định - có thể là phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong giao dịch. Giao dịch dân sự là sự thể hiện ý chí của chủ thể nhất định về việc muốn xác lập một quan hệ pháp luật với một chủ thể khác. Sự thống nhất giữa ý chí bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên
ngoài luôn là một trong những điều kiện tiên quyết để xác định giao dịch có hiệu lực pháp luật hay không.
Giao dịch dân sự thể hiện dưới dạng hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng về việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Chủ thể xác lập hợp đồng được tôn trọng quyền tự định đoạt và được tự do ý chí trong việc lựa chọn chủ thể giao kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên… Khi không đạt được sự thống nhất ý chí thì sẽ không thể hình thành nên hợp đồng được. Ngược lại, giao dịch dân sự được thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương chỉ là sự thể hiện ý chí đơn phương của một bên trong giao dịch, không có sự thỏa thuận giữa các bên như trong hợp đồng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi pháp lý đơn phương đều là giao dịch dân sự mà chỉ những hành vi thể hiện ý chí của một bên và ý chí đó hướng tới việc xác lập một quan hệ pháp luật với một chủ thể khác thì khi đó mới có thể trở thành giao dịch dân sự. Ví dụ: hành vi lập di chúc, hứa thưởng… Khi đó, hành vi pháp lý đơn phương sẽ trở thành giao dịch dân sự nếu có chủ thể nhất định đáp ứng được những điều kiện mà phía thể hiện ý chí đơn phương đưa ra.
b. Phân locủa một bên trong g
Có r locpháp lý đơn phươngiao dịch, không có sự thỏịch dân sự. Có thể kể
đến như:
- Căn cứ vào yếu tố thỏa thuận trong giao dịch, giao dịch dân sự được phân loại thành: hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương
- Căn cứ vào hình thức của giao dịch, giao dịch dân sự được phân loại thành: giao dịch có hình thức bằng lời nói, hình thức bằng văn bản, hình thức bằng hành vi - Căn cứ vào yếu tố điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch, giao dịch dân sự được phân loại thành giao dịch dân sự có điều kiện và giao dịch dân sự không có điều kiện. Cụ thể, khi các bên trong giao dịch thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc
hủy bỏ. Sự kiện được coi là điều kiện trong giao dịch phải đảm bảo yếu tố: hoàn toàn khách quan và xảy ra trong tương lai, đồng thời điều kiện này không được vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp điều kiện do các bên thỏa thuận xảy ra không khách quan do có sự cố ý cản trở hoặc thúc đẩy của một bên thì hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 120 BLDS năm 2015.