- Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện
14 Thuật ngữ “công chúng” là bổ sung mới trong quy định về người được đề nghị của BLDS năm 2015 Công chúng được hiểu là nhóm người cùng chung mục đích cụ thể.
- Huỷ bỏ: nếu bên đề nghị có nêu rõ trong đề nghị giao kết hợp đồng về quyền được huỷ bỏ đề nghị thì bên đề nghị mới có quyền đó. Khi thực hiện quyền này, bên đề nghị phải báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị.
Các trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 391, BLDS năm 2015.
b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
* Khái niệm: là việc bên được đề nghị trả lời chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
* Điều kiện của chấp nhận đề nghị: - Phải chấp nhận toàn bộ đề nghị;
- Câu trả lời phải được tiến hành trong thời hạn chấp nhận giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định hoặc theo quy định của pháp luật tại Điều 394.
- Việc chấp nhận không được kèm theo bất kỳ điều kiện gì.
Điểm mới: BLDS năm 2015 quy định về “sự im lặng” của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Ví dụ:
Công ty A chuyên sản xuất nước ngọt và bán cho cửa hàng B phân phối đến khách hàng, nếu công ty A và B thỏa thuận mỗi lần có lô hàng mới, bên A thông báo cho bên B biết, bên B không cần trả lời bằng văn bản mà im lặng thì được coi là đồng ý giao kết hợp đồng, sau nhiều lần giao kết, sự “im lặng” của bên B được coi là thói quen chấp nhận đề nghị giao kết.
* Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng theo Điều 397, BLDS năm 2015. Ví dụ: sau khi gửi thông báo chấp nhận mua nhà của A, B đột nhiên lâm bệnh nặng
cần sử dụng đến khoản tiền mua nhà B có thể lập tức gửi thông báo rút câu trả lời chấp nhận đề nghị của mình và gửi đến A trước hoặc cũng thời điểm A nhận được câu trả lời chấp nhận mua nhà trước đó của B.
* Hiệu lực của đề nghị giao kết, trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng khi một trong hai bên chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự
- Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị. Ví dụ: Ngày 1/1/2015, A gửi thông báo đến B đề nghị giao kết hợp đồng mua bán lô hàng may mặc X và A nhận được thông báo đồng ý mua hàng của B gửi đến vào ngày 28/05/2015. Ngày 1/6/2015, A chết, thì đề nghị giao kết hợp đồng của A vẫn có hiệu lực.
- Trong trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hoặc lâm vào tình trạng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị. Ví dụ: Trong đề nghị giao kết hợp đồng trên giữa A và B về việc mua lô hàng X, nếu thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng được chuyển đến A trước ngày B chết thì hợp đồng mua bán vẫn được xác lập.
Các quy định về địa điểm giao kêt , nội dung hợp đồng , phụ lục hợp đồng, các loại hợp đồng phần lớn kế thừa quy định của BLDS năm 2005. BLDS năm 2015 trong phần này bổ sung quy định về điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng tại Điều 406. Quy định này được đánh giá là phù hợp yêu cầu thực tiễn, giảm thiểu chi phí, rủi ro pháp lý trong giao kết hợp đồng, bảo đảm sự thống nhất trong quy định của pháp luật dân sự về điều kiện giao dịch chung.15
Quy định về giải thích hợp đồng tại Điều 404, BLDS năm 2015 đang đi theo hướng việc giải thích hợp đồng pahir xuất phát từ ý chí đích thực của các bên trong giao kết hợp đồng. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích