Đ.2 : quyền của tác g

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 184 - 191)

- Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện

3. Pháp luch của pháp nhân xác định theo pháp luật nơi pháp nhâ

3.2. Đ.2 : quyền của tác g

- Về thừa kế theo di chúc:

Theo Điều 681 BLDS 2015, khi quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài phát sinh, cần xác định luật áp dụng để xem xét năng lực chủ thể của người lập di chúc và tính hợp pháp về hình thức của di chúc.

+ Năng lực chủ thể của người lập di chúc: Theo khoản 1 Điều 681, năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch vào thời điểm lập, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc.

+ Về hình thức của di chúc: một di chúc sẽ được coi là hợp pháp nếu di chúc đó tuân theo các quy định về hình thức của nước nơi di chúc được lập. Trong trường hợp hình thức của di chúc không phù hợp với pháp luật của nước nơi lập di chúc nhưng di chúc đó vẫn được coi là hợp pháp về hình thức tại Việt Nam nếu phù hợp với: luật của nước nơi người lập di chúc cư trú hoặc có quốc tịch vào thời điểm lập di chúc hoặc vào thời điểm chết, hoặc nước nơi có bất động sản đối với di sản thừa kế là bất động sản.

- Về thừa kế theo pháp luật:

Trong trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp, việc phân chia di sản thừa kế sẽ tuân theo các quy định của pháp luật. Đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết để giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan như: hàng thừa kế, thừa kế thế vị, phân chia di sản thừa kế…

Đối với di sản thừa kế là bất động sản, việc thực hiện quyền thừa kế đối với phần di sản là bất động sản đó sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Ví dụ: Ông A là công dân Pháp có để lại di sản thừa kế gồm 1 sổ tiết kiệm 100.000.000 đồng tại Việt Nam và 1 căn hộ chung cư tại Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Ông A chết đi không để lại di chúc. Ông A có 1 vợ là bà B (công dân Việt Nam) và 2 con trai (công dân Pháp). Như vậy, việc xác định hàng thừa kế cũng như phân chia di sản thừa kế do ông A để lại sẽ phải tuân theo pháp luật của Pháp. Đối với căn hộ chung cư tại Nguyễn Chí Thanh, sau khi đã phân chia di sản theo pháp luật của Pháp, việc người được hưởng di sản thừa kế sẽ được hưởng di sản là hiện vật hay giá trị sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Theo Điều 46 BLDS 2015, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được cơ quan có thẩm quyền cử hoặc chỉ định hoặc được lựa chọn để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong quan hệ giám hộ có yếu tố nước ngoài, pháp luật nước nơi người được giám hộ cư trú là pháp luật áp dụng với quan hệ giám hộ;

b. Quan hệ hợp đồng

Điều 688 BLDS 2015 đưa ra nguyên tắc xác định luật áp dụng để điều chỉnh đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Đối với các hợp đồng khác, nếu không có luật chuyên ngành điều chỉnh, các quy định về xác định luật áp dụng trong BLDS 2015 sẽ được áp dụng.

Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên, do đó, bên cạnh việc thừa nhận quyền của các bên trong việc tự do thoả thuận các điều khoản về quyền và nghĩa vụ, pháp luật Việt Nam cũng đã trực tiếp thừa nhận quyền tự do lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng của các bên giao kết hợp đồng. Theo đó, luật áp dụng đối với hợp đồng sẽ là luật do các bên lựa chọn. Các bên giao kết hợp đồng có quyền lựa chọn áp dụng pháp luật của một quốc gia (có thể liên quan hoặc không liên quan đến quan hệ hợp đồng giữa các bên), tập quán quốc tế hoặc điều ước quốc tế. Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế để điều chỉnh đối với các bên, luật do các bên lựa chọn phải đảm bảo không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, quyền lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng của các bên sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp cụ thể sau:

- Thứ nhất, đối với hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì luật của nước nơi có bất động sản sẽ được áp dụng để điều chỉnh việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản

để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Các vấn đề khác của hợp đồng sẽ được xác định theo nguyên tắc chung được quy định tại khoản 1 Điều 683 BLDS 2015.

- Thứ hai, đối với hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng, về nguyên tắc, các bên trong hợp đồng vẫn có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng như theo khoản 1. Tuy nhiên, trong trường hợp luật do các bên lựa chọn có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiêu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ không áp dụng luật do các bên lựa chọn mà sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các bên.

- Thứ ba, trong trường hợp các bên đã lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các bên nhưng sau đó, các bên thay đổi hệ thống pháp luật đã được lựa chọn trước đó, việc thay đổi pháp luật áp dụng sẽ vẫn được thừa nhận và hệ thống luật mới do các bên lựa chọn sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng nếu việc thay đổi đó không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi có sự thay đổi pháp luật áp dụng. Trong trường hợp người thứ ba đồng ý thì các bên mới có quyền thay đổi luật áp dụng.

Trong trường hợp các bên không lựa chọn luật áp dụng, pháp luật áp dụng đối với hợp đồng sẽ là pháp luật của nước nơi có quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó. Đối với một số loại hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài phổ biến, khoản 2 Điều 683 BLDS 2015 đã đưa ra các nguyên tắc xác định nơi có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng. Cụ thể:

- Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật của nước mà người bán cư trú (nếu là cá nhân) hoặc nơi thành lập (nếu là pháp nhân)

- Đối với hợp đồng dịch vụ, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú (nếu là cá nhân) hoặc nơi người cung cấp dịch vụ thành lập (nếu là pháp nhân).

- Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú (nếu là cá nhân) hoặc nơi thành lập (nếu là pháp nhân)

- Đối với hợp đồng lao động, cần áp dụng pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc. Trường hợp người lao động thường xuyên thực hiện công việc ở nhiều nước hoặc không xác định nơi thường xuyên thực hiện công việc thì áp dụng pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú (nếu là cá nhân) hoặc thành lập (nếu là pháp nhân)

- Đối với hợp đồng tiêu dùng, cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú.

Trong trường hợp, các bên có thể chứng minh được pháp luật của nước khác có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật của nước đó sẽ được áp dụng. Về nguyên tắc, pháp luật áp dụng đối với hợp đồng sẽ điều chỉnh toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng như nội dung của hợp đồng và cả hình thức của hợp đồng. Do đó, hình thức của hợp đồng sẽ được coi là hợp pháp nếu phù hợp với pháp luật áp dụng đối với hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp, hình thức hợp đồng không phù hợp với pháp luật của nước được áp dụng để điều chỉnh cho quan hệ hợp đồng nhưng phù hợp với pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức của hợp đồng cũng được công nhận tại Việt Nam.

c. Đối với quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác mà gây ra

thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Trường hợp bên gây thiệt hại hoặc bên bị thiệt hại người nước ngoài hoặc cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh trách nhiệm dân sự giữa các bên xảy ra ở nước ngoài hoặc thiệt hại xảy ra ở nước ngoài, thì căn cứ Điều 663 BLDS 2015, quan hệ đó sẽ được xác định là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Khi giải quyết các yêu cầu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng luật do các bên lựa chọn trong trường hợp các bên đạt được thoả thuận. Luật do các bên lựa chọn có thể là pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế hoặc điều ước quốc tế. Tuy nhiên, luật do các bên lựa chọn sẽ không được áp dụng nếu:

- Luật do các bên lựa chọn trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. - Bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân, hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân, ở cùng một nước. Trong trường hợp này luật của nước nơi các bên có cùng nơi cư trú hoặc cùng nơi thành lập sẽ được áp dụng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trong trường hợp các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thoả thuận lựa chọn luật áp dụng thì luật được áp dụng sẽ là pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại.

Ví dụ: Ông A (quốc tịch Thái Lan) sang Việt Nam du lịch. Trong thời gian du lịch, ông A bị ông B (quốc tịch Việt Nam) gây tại nạn, ông A bị tổn thương não nhưng chưa có biểu hiện nặng. Sau 2 tháng khi trở lại Thái Lan, ông A bị chết và kết luận là do di chứng của vụ tai nạn. Người thân của ông A làm đơn khởi kiện ra toà án Việt Nam yêu cầu ông B bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, nếu các bên thoả thuận lựa chọn được luật áp dụng thì luật do các bên lựa chọn sẽ được áp dụng (nếu không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam). Trong trường hợp các bên không lựa chọn luật áp dụng thì luật của Thái Lan - nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại- sẽ được áp dụng

f. Đối với nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Đối với nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, pháp luật của nơi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng tài sảnhoặc nơi phát sinh lợi ích được hưởng màkhông có căn cứ pháp luật là pháp luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sảnkhông có căn cứ pháp luật.

g. Đối với thực hiện công việc không có uỷ quyền.

Trong trường hợp thực hiện công việc không có uỷ quyền, luật được áp dụng sẽ là luật do các bên lựa chọn. Trường hợp các bên không thoả thuận lựa chọn luật áp dụng, luật của nước nơi thực hiện công việc không có uỷ quyền sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ này.

h. Đối với hành vi pháp lý đơn phương

Hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương do một chủ thể thực hiện (như lập hợp đồng tặng cho, từ chối hưởng thừa kế) nhưng cũng có thể do nhiều chủ thể cùng thể hiện ý chí (hai hoặc ba cá nhân, tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng…)

Theo Điều 684 BLDS 2015, pháp luật áp dụng đối với hành vi pháp lý đơn phương là pháp luật của nước nơi cá nhân xác lập hành vi đó cư trú hoặc nơi pháp nhân xác lập hành vi đó được thành lập.

Ví dụ: ông A (công dân Pháp, cư trú tại Pháp) lập hợp đồng tặng lại căn nhà cho bà B (công dân Việt Nam). Trong trường hợp này, luật được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng tặng cho của ông A là pháp luật của nước nơi ông A cư trú, đó là pháp luật Pháp.

Phần thứ ba

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 184 - 191)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w