Ngư , quy định mới này không chỉ khNhư , quy định mới này không chỉ

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 160 - 162)

- Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện

17 Điểm b Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm

1.8. Ngư , quy định mới này không chỉ khNhư , quy định mới này không chỉ

khắc phục được hạn chế của BLDS năm 2005 mà còn đảm bảo tốt hơn việ

a. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người khác là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người để lại di sản một cách trái pháp luật. Đó là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho người khác. Hành vi này là hành vi trái pháp luật (phân biệt với những hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng hay trong trường hợp thi hành án tử hình). Những người đã bị kết án về hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác thì không được quyền hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản. Như vậy, những người chỉ bị kết án về hành vi vô ý làm chết người để lại di sản thì người đó vẫn được hưởng di sản thừa kế của người đó.

Đối với hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó thì không được hưởng di sản của người đó, cho dù hành vi đó là cố ý hay vô ý.

b. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây chính là nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và các cháu với nhau, giữa anh chi em ruột với nhau. Trong trường hợp một người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người khác mà vị phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đó thì sẽ không có quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại. Tuy nhiên, việc xác định mức độ nghiêm trọng trong trường hợp này là vấn đề rất khó.

c. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyển hưởng.

Đây là người có mưu đồ chiếm đoạt phần di sản thừa kế mà người thừa kế khác được hưởng.

- Người bị giết ở đây có thể là người thừa kế cùng hàng với người bị kết án, có thể là người thừa kế ở hàng trên, có thể là người thừa kế hàng dưới nhưng được chỉ định hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế theo di chúc.

d. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

- Phải khẳng định chắc chắn rằng: Người có hành vi trên phải là người thuộc diện thừa kế di sản do người chết để lại.

+ Hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc là hành vi trái pháp luật làm cho người lập di chúc không thể thể hiện ý chí của mình trong việc định đoạt tài sản của mình cho người khác;

+ Hành vi giả mạo di chúc là hành vi của một người đã lập một di chúc theo ý chí của mình nhằm thay thế di chúc của người để lại di sản hoặc làm cho những người thừa kế khác tưởng lầm rằng người chết để lại di chúc;

+ Hành vi sửa chữa di chúc là hành vi làm thay đổi nội dung của di chúc do người để lại di sản lập ra, trái với ý chí của người đó khi còn sống.

+ Hành vi huỷ di chúc là hành vi của người đã làm tiêu huỷ di chúc của người để lại di sản làm cho di chúc đó không còn tồn tại dưới hình thức khách quan nữa.

- Mục đích của người thực hiện những hành vi trên: nhằm chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế do người chết để lại.

Một phần của tài liệu Đặc san tuyen truyen BLDS 2015 (Trang 160 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w