- Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện
17 Điểm b Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm
1.4. Ngư ền sử dụnNgư ền sử dụng đất.ền sở hữu công nghiệp;oặc cho mượn,
chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ...ừa kế.n thừa kế của người chết.n đã chia đó.BLDS năm 2005. Với quy định nài sả
+ Người thừa kế theo di chúc: là người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai, có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, nhà nước, ...
+ Người thừa kế theo pháp luật: chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản;
Tuy nhiên, một người muốn trở thành người thừa kế cần phải tuân theo các quy định điều kiện sau:
Thứ nhất, nếu là cá nhân: phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết;
Xuất phát từ nguyên tắc chung, việc xác định chủ thể của một quan hệ pháp luật nào đó phải dựa trên sự sống, tồn tại của chính họ. Khoản 3 Điều 16 BLDS năm 2015 quy định “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. Do vậy, sự sống đối với cá nhân, sự tồn tại đối với các chủ thể khác không phải là cá nhân cần được ghi nhận là điều kiện tiên quyết khi xác định họ có phải là người thừa kế hay không. Ngoài ra, theo quy định, thai nhi cũng có thể xuất hiện với vai trò là chủ thể của quan hệ thừa kế nhưng chỉ tồn tại ở trạng thái chờ hưởng di sản thừa kế khi thỏa mãn các quy định sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế, đồng thời phải thành thai trước khi người để lại si sản thừa kế chết.